Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dòng
    Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
  2. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  3. Mấy nao
    Bao nhiêu.
  4. Ngưu
    Con trâu (từ Hán Việt).
  5. Tầm
    Tìm (từ Hán Việt)
  6. Con ngựa (từ Hán Việt).
  7. Suối Bèo
    Tên dân gian của phiên chợ Trường Định, một địa danh nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì chợ họp bên một dòng suối có rất nhiều bèo ngỗng. Thôn Trường Định chính là nơi phát tích của ba anh em nhà Tây Sơn.
  8. Chữ lầu 楼 gồm bộ mộc 木(cây), mễ 米 (gạo), và nữ (女) ghép lại mà thành.
  9. Từng
    Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Cậy
    Nhờ giúp đỡ, nhờ vả.

    Cậy em em có chịu lời
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

    (Truyện Kiều)

  12. Mai dong
    Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  14. Tầm phơ tầm phất
    Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
  15. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  16. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  17. Ròi
    Giòi (cách phát âm của một số vùng miền Bắc).
  18. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  19. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  20. Hoạnh tài
    Tiền tài bất ngờ mà có (từ Hán Việt). Hiểu rộng ra là của cải bất nghĩa, kiếm được không chính đáng.
  21. Phỉ
    Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...