Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có ý kiến cho rằng câu ca dao này nói về chuyện của bà Mỵ Ê, vợ vua Chiêm Thành là Sa Đẩu. Năm 1044, vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành, giết Sa Đẩu, bắt bà Mỵ Ê. Khi về đến phủ Lý Nhân, vua đòi bà sang thuyền ngự để hầu vua. Bà nói tôi là vợ mọi, không phải cung phi, nước mất chồng chết, không còn muốn sống. Nói xong bà cuốn chăn vào mình và nhảy xuống sông tự vẫn.
  2. Mô tả cách mẹ nhai cơm để mớm cho con
  3. Bí ngô
    Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.

    Bí đỏ

    Bí đỏ

  4. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  5. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Hành Lộ
    Một thiên trong Kinh Thi, gồm ba chương (nên cũng gọi là Hành Lộ tam chương).
  7. Nếp quạ
    Một giống lúa nếp ngon, khi đồ thành xôi thì thơm và dẻo.
  8. Hà Tiên
    Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.

    Hà Tiên về đêm

    Hà Tiên về đêm

  9. Nhân
    Lòng tốt, lòng yêu thương người.
  10. Thành ngữ này ám chỉ những hạng người vô lễ, xấc láo, không biết phân biệt trên dưới.
  11. Trượng
    Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
  12. Ba đào
    Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
  13. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  17. Chà
    Bẫy thú làm từ cành cây gai.
  18. Mương Kinh
    Một địa danh trước đây thuộc xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1984, xã Thường Phước tách thành hai xã Thường Phước 1 và Thường Phước 2.
  19. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).