Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đụt
    Trú mưa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  4. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  5. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Phù vân
    Đám mây nổi rồi tan ngay, chỉ sự có rồi lại mất đi, không lâu bền.
  7. Hóc
    Góc nhỏ, khuất.
  8. Rau đắng
    Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.

    Lá và hoa cây rau đắng.

    Lá và hoa cây rau đắng.

    Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.

  9. Bạc hai mươi
    Lối cho vay bạc ngày xưa, cứ một trăm đồng thì con nợ phải trả hai mươi đồng lời trong một tháng. Cũng gọi là "xanh xích đít đuôi" (theo âm tiếng Pháp cinq six dix douze, nghĩa là năm-sáu, mười-mười hai: Năm đồng vốn thì cả vốn lẫn lời là sáu; mười đồng vốn thì cả vốn lẫn lời là mười hai đồng).
  10. Thanh Bạch
    Một cái giồng nay thuộc địa phận Giồng Thanh Bạch và ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, cách chợ Trà Ôn khoảng 1,5km trên quốc lộ 54. Trong tư liệu về lịch sử lăng Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn có ghi: Vợ ông là người phụ nữ đức hạnh, khi mất được triều đình Huế ban tặng mỹ tự “Hiền thục phu nhân.” Tương truyền phần đất nơi an táng Bà được đặt tên là Thanh Bạch.
  11. Nguyễn Văn Tồn
    (1763–1820) Một danh tướng nhà Nguyễn, có công lớn trong việc giúp Thoại Ngọc Hầu chỉ huy quân dân đào kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang) và giúp dân nhiều vùng trong hai tỉnh Vĩnh Long-Trà Vinh khai khẩn đất hoang, thành lập nhiều xóm làng. Ông nguyên gốc người Khmer, có tên là Thạch Duồng hay Thạch Duông, nhờ lập nhiều công lớn mà được chúa Nguyễn Ánh ban cho tứ danh là Nguyễn Văn Tồn, về sau lại được phong hàm Thống chế, lãnh chức Điều bát nhung vụ (nên được gọi là Thống chế Điều bát). Mùng 4 tháng Giêng năm Canh Thìn (tức 27 tháng 2 năm 1820), ông bị bệnh mất tại Trà Ôn (Vĩnh Long). Tại đây vẫn còn đền thờ ông.

    Tượng Thống chế Điều bát trong đền thờ ông

    Tượng Thống chế Điều bát trong đền thờ ông

  12. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  13. Có bản chép: Ghét người người lại hóa ra ghét mình.
  14. Tín chủ
    Người tin tưởng Phật thần, là người tổ chức những cuộc cúng lễ, lên đồng...
  15. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  16. Chín suối
    Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ Hán cửu tuyền. Theo Thế thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Trọng Văn: "Cha ngươi là Trọng Kham là người như thế nào?" Trọng Văn nói: "Tuy không thể làm sáng tỏ một đời, cũng đủ để soi rọi khắp cửu tuyền."

    Trên tam đảo, dưới cửu tuyền
    Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng
    (Truyện Kiều)

  17. Đãy
    Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.

    Mang đãy

    Mang đãy

  18. Đong buông
    Buông tay ra để thóc gạo không đầy vun miệng đấu, người mua được ít.
  19. Đong be
    Dùng hai bàn tay be miệng đấu để đong được nhiều.
  20. Câu này ám chỉ thủ đoạn lợi mình hại người của dân buôn bán.
  21. Rui
    Thanh tre hoặc gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh đặt dọc (gọi là thanh mè).

    Rui mè

    Rui mè

  22. A
    Nông cụ dùng để cắt rạ hoặc cắt cỏ, có hai lưỡi tra vào cán dài. Có nơi còn gọi là cái gạc hoặc cái trang.
  23. Lưỡi hái
    Một nông cụ có lưỡi bằng sắt sắc bén, dài và cong và có chuôi cầm bằng gỗ dài, thường dùng để phát cỏ.

    Lưỡi hái

    Lưỡi hái

  24. Tháng ba và tháng bảy, tháng tám là hai thời kì giáp hạt trong năm.
  25. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  26. Sa Đéc
    Địa danh nay là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt." Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer. Từ những ngày mới thành lập, vùng đất Sa Đéc đã nổi tiếng hưng thịnh.

    Làng hoa Sa Đéc

    Làng hoa Sa Đéc

  27. Phèn
    Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
  28. Đèn măng-sông
    Phiên âm từ tiếng Pháp manchon, một loại đèn được thắp bằng xăng hay dầu hỏa. Đèn rất sáng, nên trước đây thường được thắp ở chợ, thành phố, các khu dân cư đông đúc. Hiện nay đèn vẫn được các ngư dân dùng khi đi câu cá, câu mực về đêm.

    Đèn măng-sông

    Đèn măng-sông

  29. Khôn
    Khó mà, không thể.
  30. Chậu úp khôn soi
    Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Nghĩa là sự kín nhiệm không lẽ hiểu thấu, giả sử có đều hiểu được thì còn có đều sót, cũng như mặt trời soi còn sót chỗ chậu úp.
  31. Lê Lai
    Một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ông người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa. Theo sách Đại Việt thông sử, cuối tháng 4 năm 1418, khi nghĩa quân bị giặc Minh vây hãm, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã liều mình khoác hoàng bào, giả làm Lê Lợi, dẫn một nhóm quân nhỏ ra khiêu chiến, hô to "Ta là chúa Lam Sơn đây!" Quân Minh tưởng thật, xúm lại đánh kịch liệt, bắt được và đem ông hành hình. Nhờ đó mà Lê Lợi cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
  32. Lê Thái Tổ
    Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.

    Tượng đài Lê Lợi

    Tượng đài Lê Lợi

  33. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, Lê Lợi dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Lê Lợi mất vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, vì vậy giỗ của Lê Lai là ngày 21.
  34. Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu
    Tương truyền khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, có một người đàn bà chuyên gánh dầu tiếp tế để nghĩa quân đêm đêm thắp đèn làm hiệu cho nghĩa sĩ từ các nơi đổ về. Giặc Minh dò la biết được, bắt bà tra khảo nhưng bà không hề khai nửa lời, cuối cùng bị giết hại. Về sau, Lê Lợi định ngày giỗ "mụ hàng dầu" sau ngày giỗ của mình một ngày để tỏ lòng nhớ ơn.