Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có người hiểu câu tục ngữ này với ý coi thường hạng ca sĩ, nhưng theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Thời xưa người ta chia ra "tứ dân" (sĩ, nông, công, thương), là những thành phần có số lượng đông đảo và chuyên nghiệp. Còn các thành phần ít người và thiếu chuyên nghiệp như thợ săn, lái đò, bốc vác, v.v. trong đó có giới ca sĩ (xướng ca), thì không được xếp vào loại nào (vô loài), tức là không nằm trong "tứ dân," chứ không có ý khinh khi. Trái lại, nghề ca sĩ xưa (và cả nay) lại được rất nhiều người mê. Tuy nhiên, giới xướng ca xưa chủ yếu là nghiệp dư, tuổi nghề lại ngắn, dễ thất nghiệp nên cuộc sống bấp bênh, người ta dùng câu tục ngữ trên để khuyên can những ai lựa nghề ca hát làm nghiệp.

    Các trí thức ngày xưa vẫn có thú thưởng thức hát chèo, hát ví, ca trù, cô đầu, hát xẩm,... Nổi tiếng nhất có lẽ là nhà nho Nguyễn Công Trứ với niềm đam mê hát ả đào.

    Hát bội làm tội người ta
    Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con

    (Ca dao)

  2. Có bản chép: "Nhiều cô gái lạ", hoặc "nhiều con gái tốt".
  3. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  4. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Giang hồ
    Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.

    Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
    Hình như ta mới khóc hôm qua
    Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
    Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

    (Giang hồ - Phạm Hữu Quang)

  6. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  7. Ví bằng
    Nếu, giả sử (ít dùng hoặc chỉ thường được dùng trong văn chương).

    Ví bằng thú thật cùng ta
    Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên

    (Truyện Kiều)

  8. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  9. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  10. Lang
    Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
  11. Đào tơ
    Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:

    Đào chi yêu yêu,
    Hữu phần kỳ thực.
    Chi tử vu quy,
    Nghi kỳ gia thất.

    Tạ Quang Phát dịch:

    Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
    Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
    Theo chồng, nàng quả hôm nay.
    Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.

    Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.

  12. Vú sữa
    Loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán rộng. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, tía hoặc nâu ánh lục, vỏ nhiều mủ. Vú sữa hiện có rất nhiều giống như vú sữa Lò Rèn, vú sữa nâu tím, vú sữa vàng. Trong đó, giống vú sữa Lò Rèn được trồng nhiều nhất vì có vỏ mỏng, sáng bóng rất đẹp, thịt trái nhiều, hương vị thơm ngọt. Cây vú sữa được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau và một số tỉnh khác ở miền Trung và miền Bắc. Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam năm 2013, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới xuất khẩu trái vú sữa.

    Trái vú sữa

    Trái vú sữa

  13. Mài dừa
    Mài cho cơm dừa thành ra cám.
  14. Đạp cám
    Nhồi đạp cám dừa với nước để ra nước cốt dừa.
  15. Bến Hải
    Một một con sông ở miền Trung, chảy dọc theo vĩ tuyến 17 rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Về tên sông, có thuyết nói là địa danh nguyên gọi là Bến Hói (hói nghĩa là sông nhỏ). Trong chiến tranh Việt Nam, sông là ranh giới chia cắt hai miền Bắc và Nam Việt Nam.

    Sông Bến Hải trong chiến tranh Việt Nam

    Sông Bến Hải trong chiến tranh Việt Nam

  16. Cá he
    Một loại cá nước ngọt thường gặp ở miền Tây Nam Bộ, họ hàng với cá mè. Cá he có đuôi và vây màu đỏ, vẩy bạc. Thịt cá he ngon, béo nhưng có nhiều xương. Xem thêm: Câu cá he.

    Cá he

    Cá he

  17. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  18. Vĩnh Long
    Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.

    Cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền ở tỉnh Vĩnh Long

    Cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền ở tỉnh Vĩnh Long

  19. Thường Tín
    Địa danh trước là một ấp thuộc xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
  20. Vắt chân chữ ngũ
    Vắt (bắt) chéo chân nọ qua chân kia như hình chữ ngũ 五, có vẻ khệnh khạng.
  21. Con giáp
    Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).