Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tôm càng
    Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.

    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh

  2. Quảng Bá
    Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
  3. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  4. Vàng Danh
    Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có mỏ than Uông Bí, đã được khai thác từ thời Pháp thuộc.
  5. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  6. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  7. Mắm
    Một loại cây rừng ngập mặn, gặp rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Có bốn loại mắm: mắm lưỡi đồng, mắm đen, mắm ổi, mắm quăn. Tuy có giá trị kinh tế không đáng kể, mắm cùng các loại cây khác như bần, đước... giữ một vai trò rất quan trọng trong việc giữ đất, lấn biển.

    Cây mắm

    Cây mắm

  8. Đước
    Một loại cây rất thường gặp ở miền Tây Nam Bộ. Cây đước mọc thành rừng ở các vùng bờ biển bùn lầy, có bộ rễ rất lớn gồm một rễ cọc và rất nhiều rễ phụ đâm sâu xuống, giúp cây bám chặt lấy đất. Rừng đước ngập mặn có một vai trò rất lớn trong việc chống xói lở đất, giữ phù sa, cải tạo đất, đồng thời là môi trường sinh thái cho nhiều loài động vật nhỏ khác.

    Rừng đước

    Rừng đước

  9. Tràm
    Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.

    Rừng tràm ở Long An

    Rừng tràm ở Long An

  10. Dừa nước
    Một loài cây thuộc họ Cau, thân mọc ngang trong bùn, lá và cuống hoa đâm lên trên, tán lá khá cao và rộng. Dừa nước sinh trưởng rất dễ dàng nơi nước chảy chậm, bùn lầy phù sa: hạt dừa nước già trôi nổi theo thủy triều, có khi nảy mầm ngay trong nước, mọc thành cây khi dạt vào bùn. Người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nước ta rất quen thuộc với loài cây này vì gần như ở ven bờ kênh rạch nào, dừa nước cũng mọc thành hàng rậm rạp; hơn nữa lá dừa nước là vật liệu chính để lợp nhà tại đây. Tuy trái và mật cuống hoa dừa nước chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng người dân nước ta chưa chú ý đến nguồn lợi này.

    Hái trái dừa nước ở Bến Tre.

    Hái trái dừa nước ở Bến Tre.

  11. Bài ca dao này tả lại quá trình lấn biển tự nhiên gắn liền với sự hình thành làng xóm ở vùng đồng bằng ven biển Nam Bộ nước ta. Ban đầu, ở bờ biển, cây mắm và cây đước giữ lại phù sa, mọc lấn dần ra biển. Nước nơi cửa sông dần dần bớt mặn vì biển lùi xa và nhờ khả năng lọc nước của cây đước, cây tràm từ từ mọc tạo thành rừng. Đến lúc nước sông đã đủ ngọt, đất thuần, cây dừa nước có thể mọc được, xóm làng mới hình thành. Nhà văn Bình Nguyên Lộc đã kể lại quá trình mở đất này thông qua câu chuyện về một gia đình đi khai hoang trong truyện ngắn Rừng Mắm, tập truyện Ký Thác:

    "Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được."

  12. Có bản chép: tơ hồng.
  13. Sáo
    Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.

    Chim sáo

    Chim sáo

  14. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  15. Bà Nà - Núi Chúa
    Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.

    Bà Nà - Núi Chúa

    Bà Nà - Núi Chúa

  16. Trà Khúc
    Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.

    Sông Trà Khúc

    Sông Trà Khúc

  17. Giao lân
    Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
  18. Măng
    Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.

    Măng tre

    Măng tre

  19. Tánh tình
    Tính tình (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  20. Vào mùa thu, đông, nếu mây kết lại ở chân trời như bức thành thì trời sẽ khô hanh và giá rét.
  21. Cối xay bột
    Loại cối dùng để xay nông sản như gạo, ngô... thành bột. Cối được làm bằng đá (nên cũng gọi là cối đá), gồm hai thớt: thớt trên được khoét lõm hình bán nguyệt, thớt dưới được khoét máng vòng quanh. Hai thớt được lắp cố định với nhau bằng một trục (gọi là ngõng). Để xay bột, người ta đổ nông sản vào thớt trên và xoay thớt quanh trục; nông sản chảy xuống theo lỗ được sức nặng của thớt trên nghiền nát và hòa với nước chảy xuống máng của thớt dưới.

    Cối xay bột

    Cối xay bột

  22. Con sa là con sẩy thai hoặc đẻ non nên chết. Đẻ non hoặc sẩy thai hại sức khoẻ người mẹ gấp mấy lần sinh đẻ mẹ tròn con vuông.
  23. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  24. Bách hoa
    Trăm hoa (từ Hán Việt).
  25. Sen
    Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.

    Hoa sen trắng

    Hoa sen trắng

  26. Chè
    Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  27. Nén
    Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.
  28. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.