Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần
    Ba loại ấm trà quý làm từ đất chu sa (đất sét đỏ), có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Ấm Mạnh Thần

  2. Ngôn đa ngữ thất
    Trích từ sách Cảnh Hạnh Lục (Minh Tâm Bảo Giám): Ngôn đa ngữ thất giai nhân tửu, nghĩa đoạn thân sơ chỉ vị tiền (nói nhiều, nói bậy đều do rượu, dứt tình nghĩa, chia lìa thân thuộc cũng vì tiền).
  3. Nói pháo
    Nói khoác.
  4. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Bìm bìm
    Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.

    Bìm bìm

    Bìm bìm

  6. Thủy tề
    Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
  7. Ăn như Thủy Tề đánh vực
    Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  8. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  9. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  11. Thiệt
    Thật (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ này được đọc trại ra như vậy do kị húy bà vương phi Lê Thị Hoa (được vua Gia Long đặt tên là Thật).
  12. Câu đối cụ Phan, chữ nghè Đàn
    "Trước năm 1945, ở Huế có ông Hoàng Hữu Đàn, với nét chữ đẹp tuyệt nam bắc đều lấy làm ngưỡng mộ. Ông Đàn người gốc làng Bích Khê, tỉnh Quảng Trị, học rộng, đậu tú tài cả Hán học lẫn Tây học, làm thông phán tòa sứ ở Huế. Ông hoạt động yêu nước, đã hai lần đi dự lớp huấn luyện tại Côn Minh (Trung Quốc). Chữ của ông nghè Đàn đẹp nổi tiếng. Du khách ở xa đến Huế có thói quen đi tìm cho được cụ Phan Bội Châu để xin một câu đối, rồi ra tận Quảng Trị tìm ông Hoàng Hữu Đàn để nhờ viết hộ câu đối. Đó là món quà trang nhã, kỉ niệm một chuyến đi xa được người đương thời ưa chuộng...'" (Thư pháp - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  13. Lầu tây
    Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
  14. Có bản chép: Ai về đằng ấy hôm nay.
  15. Buồng hương
    Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
  16. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  17. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  18. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  19. Phủ Giầy
    Cũng ghi là Phủ Dầy hay Phủ Giày, một cụm đền chùa tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh... Hằng năm tại đây tổ chức hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch.

    Hội Phủ Giầy

    Hội Phủ Giầy

  20. Chùa Đại Bi
    Dân gian gọi là chùa Bi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Giáp Ba, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thờ thiền sư Đạo Hạnh. Từ lâu chùa Đại Bi đã trở thành nơi du ngoạn của khách thập phương, nhất là vào dịp hội chùa đầu xuân từ 20 đến 23 tháng Giêng âm lịch.

    Một góc chùa Đại Bi

  21. Rìu rịt
    Không rời, giữ rịt.
  22. Khương Thượng
    Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.

    Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.

    Một bức tranh Trung Quốc vẽ cảnh Khương Thượng câu cá

    Một bức tranh Trung Quốc vẽ cảnh Khương Thượng câu cá

  23. Thê thiếp
    Thê là vợ cả, thiếp là vợ lẽ. Thê thiếp chỉ vợ nói chung.
  24. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  25. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  26. Thầy đồ
    Người dạy chữ Nho cho trẻ con ngày xưa.

    Thầy đồ, thầy đạc
    Dạy học, dạy hành
    Vài quyển sách nát
    Dăm thằng trẻ ranh

    (Tú Xương)

    Thầy đồ dạy học trò

    Thầy đồ dạy học trò

  27. Hồ
    Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
  28. Người gầy, thầy cơm
    Những người gầy ăn cơm thường thấy ngon miệng nên ăn nhiều.
  29. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  30. Cộ
    Cũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  31. Lưa
    Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  32. Có bản chép: sãi đò.
  33. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  34. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  35. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  36. Cổ kim
    Xưa (cổ) và nay (kim).
  37. Hò khoan
    Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.