Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hồi Quan
    Tên một làng nay thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây có nghề dệt vải truyền thống, đến nay vẫn còn được duy trì.

    Dệt vải ở Hồi Quan

    Dệt vải ở Hồi Quan

  2. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  3. Đầm Sét
    Một cái đầm lớn thuộc địa phận làng Sét, tên chữ là Thịnh Liệt, còn có tên là Giáp Nhị - quê hương của Tể tướng Bùi Huy Bích cuối thời vua Lê - chúa Trịnh. Cá rô ở đầm Sét, cùng với sâm cầm ở hồ Tây, là một trong những sản vật của Thăng Long-Hà Nội xưa.
  4. Đãi
    Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).

    Đãi cát tìm vàng

    Đãi cát tìm vàng

  5. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  6. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  7. Thuyền thúng
    Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.

    Chèo thuyền thúng.

    Chèo thuyền thúng.

  8. Có bản chép: Dập dềnh.
  9. Trùng triềng
    Như tròng trành. Nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
  10. Bastos Luxe
    Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
  11. Trầu vỏ
    Loại trầu không ăn với cau, mà thay thế cau bằng một loại vỏ cây, gọi là cây xác giấy hay vỏ chay.
  12. Có bản chép: Cay.
  13. Cau đậu
    Loại cau nguyên hạt, trái nhỏ, được chuộng vì dẻo và ngon.
  14. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  15. Đơn sai
    Thiếu trung thực (từ cũ).

    Cửa hàng buôn bán châu Thai
    Thực thà có một, đơn sai chẳng hề

    (Truyện Kiều)

  16. Đùa
    Tự ý hành động, không coi trước coi sau, không cần sự ưng thuận của người khác.
  17. Xe cút kít
    Cũng gọi là xe rùa, loại xe thô sơ có kích thước nhỏ để vận chuyển bằng tay. Xe cút kít thường sử dụng trong xây dựng để vận chuyển gạch đá, vôi vữa...

    Xe cút kít

    Xe cút kít

    Xe cút kít ngày xưa

  18. Cá giếc
    Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.

    Cá diếc

    Cá giếc

  19. Bờ Hồ
    Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...

    Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
    Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ

    (Vũ Bằng)

    Bến xe điện Bờ Hồ

    Bến xe điện Bờ Hồ

  20. Sùng
    Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
  21. Măng không uốn, tre uốn sao được
    Dạy con phải dạy từ nhỏ, nếu để lớn lên, tật xấu thành nếp thì khó mà bảo ban được nữa.
  22. Vồng
    Uốn cong lên.
  23. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  24. Thằng chết cãi thằng khiêng
    Câu thành ngữ này có nguồn gốc khá lí thú. Ở kinh thành Thăng Long xưa, cứ ngày giáp tết, bọn lưu manh lại bày kế để kiếm tiền. Một thằng giả chết nằm lên cáng để đồng bọn khiêng đến phố đông đúc, đặt trước cửa hiệu buôn. Chủ hiệu muốn chúng khiêng đi cho nhanh để khách vào mua hàng thì phải cho tiền. Qua vài phố, chúng được món tiền lớn. Lúc này chúng lại cãi nhau vì thằng giả chết cho rằng mình có công nhiều hơn bọn khiêng cáng.

    Thành ngữ này hiện còn lưu hành nhưng mang ý nghĩa khác: người kém lại cãi người giỏi hơn mình, tương tự như thành ngữ "trứng khôn hơn vịt."