Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gò Bồi
    Tên một vạn (làng chài) thuộc làng Tùng Giản, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nơi sông Côn đổ ra biển. Thị trấn Gò Bồi xưa giữ vị trí khá quan trọng trong giao lưu, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh. Đặc biệt ở đây có nghề làm nước mắm truyền thống từ hai trăm năm trước.

    Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
    Nên đến già thơ anh còn đậm đà thấm thía.

    (Đêm ngủ ở Tuy Phước - Xuân Diệu)

    Gò Bồi ngày nay

    Gò Bồi ngày nay

  2. Có bản chép: nước mắm cơm.
  3. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  5. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  6. Ở đây có sự chơi chữ lập lờ giữa ghe (thuyền) và ghe (bộ phận sinh dục nữ).
  7. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.
  8. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  9. Chích
    Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Rày
    Từ thêm vào cho vần, thường thấy trong ca dao Nam Bộ, có nghĩa là lại (theo nhà thơ Bùi Thanh Kiên).
  11. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  12. Bõ công
    Đáng công.
  13. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  14. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  15. Tòa sen
    Cái bệ hình hoa sen, cũng gọi là đài sen. Trong nghệ thuật Phật giáo, các hình tượng Phật, Bồ Tát thường được khắc họa ngồi hoặc đứng trên tòa sen.

    Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lộ.

    Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lộ.

  16. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  17. Lộn
    Lẫn lộn.
  18. Me
    Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
  19. Cà độc dược
    Một loại cà có độc tính cao, dùng làm một vị thuốc Đông y, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức... Tuy nhiên, dùng cà độc dược quá liều lượng có thể gây hiện tượng ngộ độc, hôn mê, thậm chí tử vong.

    Cà độc dược

    Cà độc dược

  20. Đa ngôn
    Nói nhiều lời, quá mức cần thiết.
  21. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  22. Có bản chép: Như rơm.
  23. Tế sớm khỏi ruồi
    Việc cần làm thì nên làm ngay, tránh để dây dưa, phiền nhiễu.
  24. Đồng âm với chữ "cam" trong "cam chịu."
  25. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo