Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  2. Ngọc Hà
    Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Làng hoa Ngọc Hà

    Làng hoa Ngọc Hà

  3. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  4. Kí lục
    Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.

    Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.

  5. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  6. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  7. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  8. Dưới thời bao cấp, nhà vệ sinh chung trong các chung cư, nhà tập thể đều dùng xí xổm.
  9. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  10. Hết đời Trịnh Sâm, các con ông là Trịnh Khải và Trịnh Cán vì tranh quyền đã gây rối loạn ở kinh thành. Chữ tông trong bài ca dao này ám chỉ tước hiệu của chúa Trịnh Cán (Tông Đô Vương). Đục long cán gãy là nghiệp chúa của Trịnh Cán không tồn tại bao lâu nữa.
  11. Thước
    Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
  12. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  13. Hướng lên trời.
  14. Bắt được tay day được cánh
    Bắt được quả tang kẻ đang (định) làm việc xấu, việc phạm pháp.
  15. Chùa Bà Đanh
    Tên chữ là Bảo Sơn Tự, một ngôi chùa cổ nằm ở ngã ba sông thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, sét), cầu cho mưa thuận gió hòa. Trước đây khu vực này cây cối um tùm, nhiều thú dữ, không có nhà dân ở, do vậy cảnh chùa càng thêm thâm nghiêm, vắng vẻ.

    Chùa Bà Đanh

    Chùa Bà Đanh

  16. Goòng
    Xe nhỏ có bốn bánh sắt chuyển trên đường ray để chở than, quặng, đất (từ tiếng Pháp wagon).
  17. Khôn
    Khó mà, không thể.
  18. Đi khôn đứt, bứt khôn rời
    Bịn rịn, lưu luyến nhau.
  19. Có bản chép: Vua còn vua mất.
  20. Bài ca dao này nói về biến cố Kinh thành thất thủ năm Ất Dậu (1885, giặc Pháp chiếm được kinh thành Huế). Kiên Thái Vương (em vua Tự Đức) sanh được ba con trai đều làm vua là vua Kiến Phước, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Vua Kiến Phước bị Nguyễn Văn Tường bỏ thuốc độc chết, vua Hàm Nghi thì gặp bước nhà tan, nước mất, phải sống lưu lạc, còn vua Đồng Khánh lên làm vua được ba năm thì mất.
  21. Tay không chân rồi
    Gia tài không, nghề ngỗng không nốt.
  22. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  23. Đút
    Đốt (phương ngữ).
  24. Eo
    Teo tóp lại (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  25. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  26. Song đường
    Thung đườnghuyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
  27. Nguyễn Chí Thanh
    (1914 – 1967) Tên thật là Nguyễn Vịnh, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào."

    Nguyễn Chí Thanh

    Nguyễn Chí Thanh

  28. Phân bắc
    Phân người đã được ủ, dùng để bón cây.
  29. Phân xanh
    Tên gọi chung các loại cây, lá được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón.