Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  2. Đồng Môn
    Một con sông thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Theo học giả Trương Vĩnh Ký thì địa danh này bắt nguồn từ chữ Đồng Mun, vì tên gốc của sông trong tiếng Khmer là Tonlé Kompong Chơ Khmau, nghĩa là “sông bến cây đen.”
  3. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  4. Có bản chép: Ai dè gá nghĩa, ở đời với nhau,
  5. Tấm triệu
    Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
  6. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  7. Chùa Cóc
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Cóc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  8. Đô Quan
    Xưa tên là Quán Đổ, nay là thôn Đô Quan thuộc xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định . Ở đây có đình Đô Quan thờ Trần Nhân Trứ, một danh tướng thời nhà Trần.
  9. Lẫm thóc Đô Quan: Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Tương truyền xưa có ông quan Thân vệ Trần Nhân Trứ ở Đô Quan Vọng Doanh đánh cờ với Trần Ích Tắc, ích Tắc thua cờ gán đất đồng Mía, đồng Cà, đồng Cồn cho Nhân Trứ, nên đất tuy thuộc Tân Chân mà do người phường Quán Đổ (sau mới đổi ra Đô Quan) quản lý."
  10. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  11. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  12. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Bãi Bổn
    Một khu vực biển thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời nay là tên một ấp thuộc xã Hàm Ninh.
  14. Hàm Ninh
    Tên một làng chài nằm trên bờ biển phía Ðông đảo Phú Quốc, nay là một xã thuộc huyện đảo này, đồng thời là một điểm đến du lịch có tiếng.

    Làng chài Hàm Ninh

    Làng chài Hàm Ninh

  15. Cửa Cạn
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng là tên mũi đất và bãi biển ở đây.

    Bãi Cửa Cạn (ảnh Giang Sơn)

    Bãi Cửa Cạn (ảnh Giang Sơn)

  16. Rạch Tràm
    Một con sông ở đảo Phú Quốc, dài khoảng 25 km, có ba nhánh thượng nguồn hơi chếch về phía bắc, chảy xiên về hướng tây và đổ ra biển tại ấp Rạch Tràm. Hai bờ sông có một hệ sinh thái đặc biệt: một bên là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao, còn một bên lại là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Thượng nguồn lại là nơi sinh sống của dây choại, lau sậy... với màu nước đỏ đặc trưng. Đây là một trong những cảnh đẹp của đảo Phú Quốc.

    Sông Rạch Tràm, Phú Quốc

    Sông Rạch Tràm, Phú Quốc

  17. Tiện
    Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
  18. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  19. Quản
    E ngại (từ cổ).
  20. Tuần
    Một lần rót (rượu, trà...)
  21. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  22. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  23. Tàu
    Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  24. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  25. Người Hoa di cư qua Việt Nam làm nhiều đợt. Nhóm người "phản Thanh phục Minh" thường không thắt bính, nhóm người thuộc Thanh sang thì hay để tóc đuôi sam.

    Thợ máy người Hoa ở Sài Gòn đầu thế kỉ 20

  26. Xuồng cụt
    Loại xuồng (thuyền) ở vùng sông nước Nam Bộ, có mũi bằng hoặc ngắn hơn mũi những chiếc xuồng thông thường.
  27. Tôm càng
    Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.

    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh

  28. Kiềng
    Vòng trang sức bằng vàng hay bạc, thường được đeo trên cổ hay dưới cổ chân. Ngày xưa, kiềng cổ làm bằng vàng, to bằng ngón tay út, rỗng ruột. Kiềng có chạm khắc hoa văn được gọi là kiềng chạm, kiềng không chạm khắc được gọi là kiềng trơn.

    Kiềng của người Dao

    Kiềng của người Dao

  29. Có bản chép: má son.
  30. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  31. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  32. Cỗ
    Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.

    Mâm cỗ

    Mâm cỗ