Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vải bùi
    Loại vải được dệt ở làng Phượng Lịch (tên Nôm là Kẻ Trạch, nay là xóm 3, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).

    Làng vải Phượng Lịch

    Làng vải Phượng Lịch

  2. Vàng tâm
    Còn gọi là cây mỡ, một loại cây thuộc họ Mộc lan, cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, không nứt nẻ hoặc biến dạng khi khô, được dùng làm đồ nội thất, mỹ nghệ, đóng quan tài.

    Cây vàng tâm

    Cây vàng tâm

  3. Linh đinh
    Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
  4. Quê kiểng
    Dân dã, mộc mạc. Xem thêm Kiểng.
  5. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
  6. Rau ranh
    Một loại rau mọc hoang trên rừng, lá to bằng lá chè, có màu nõn chuối, mùi hơi chua. Rau ranh mọc nhiều nhất ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam).

    Rau ranh, ốc đá

  7. Rau rìu
    Còn gọi trai đầu rìu, một loại rau dại mọc nhiều trên các chân ruộng. Cây rau có thân mềm, lá đơn dài chừng 5-7cm, có thể luộc ăn hoặc làm vị thuốc Nam.

    tôi yêu đất nước này lầm than
    mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
    ăn rau rìu, rau éo, rau trai
    nuôi lớn người từ ngày mở đất

    (Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao)

    Rau rìu

  8. Thạnh Phú
    Một huyện của tỉnh Bến Tre, có Cồn Lợi nổi tiếng là một "mỏ nghêu." Huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung là sông Hàm Luông.
  9. Tân Hương
    Địa danh vào thế kỉ 19 thuộc tổng Minh Qưới, tỉnh Kiến Hòa, nay thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tại đây cũng có rạch Tân Hương.
  10. Khải Định
    (1885 – 1925), hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Ông tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, lên ngôi ngày 18/5/1916, ở ngôi được 10 năm thì lâm bệnh nặng và qua đời. Ông bị lịch sử đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời, chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa, thân Pháp, và không được lòng dân chúng.

    Vua Khải Định

    Vua Khải Định

  11. Câu ca dao này là tập theo hai câu 931 và 932 trong Truyện Kiều:

    Lầu xanh quen lối xưa nay
    Nghề này thì lấy ông này tiên sư

  12. Thao
    Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
  13. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Có bản chép: bụi chuối.
  15. Con chuối
    Chồi của cây chuối, mọc lên từ củ chuối.
  16. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  17. Thông
    Tên loài cây thân gỗ, thẳng và cao, thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), nhựa thơm, quả nón, thường mọc trong các rừng rậm nhiệt đới khắp nước ta. Trong quan niệm Nho giáo, thông cũng tượng trưng cho người quân tử.

    Đồi thông Đà Lạt

    Đồi thông Đà Lạt

  18. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  19. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  20. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  21. Thê
    Vợ (từ Hán Việt).
  22. Lợn sề
    Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.
  23. Có bản chép: Cũng không tránh khỏi nái sề này đâu.
  24. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  25. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  28. La Cả
    Tên Nôm là kẻ La, một làng nay thuộc địa phận phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, nằm trong vùng “Bảy làng La ba làng Mỗ” ở phía tây thành Thăng Long xưa. La Cả từ xưa nổi tiếng là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là một trong “tứ danh hương” của huyện Từ Liêm ngày trước. Theo các nguồn tài liệu thì làng có 7 người đỗ đại khoa qua các kỳ thi trong chế độ phong kiến.
  29. Dưa khú
    Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
  30. Tử sanh
    Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
  31. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  32. Du thủy du sơn
    Đi thăm thú cảnh đẹp núi non (sơn), sông nước (thủy) khắp nơi. Thường dùng để chỉ cuộc sống tự do khắp nơi, không bị ràng buộc.