Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Xứ Nam
    Tên gọi nôm na của xứ Sơn Nam, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía nam kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  2. Xứ Đông
    Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  3. Kinh Bắc
    Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...

    Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họlễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  4. Gối loan
    Gối của vợ chồng. Xem thêm chú thích loan.
  5. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  6. Gáo
    Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.

    Gáo

    Gáo

  7. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  8. Trành
    Lưỡi gươm hoặc lưỡi dao cùn và không còn phần cán.
  9. Chợ Đại Lược
    Cũng gọi là chợ Đại Lộc, một trong hai chợ lớn nhất làng Đại Lộc, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
  10. Kim Long
    Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.

    Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).

    Sơ đồ thủ phủ Kim Long

    Sơ đồ thủ phủ Kim Long

  11. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  12. Chình
    Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
  13. Gẫm
    Ngẫm, suy nghĩ.
  14. Nam Định
    Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...

    Đền Trần ở Nam Định

    Đền Trần ở Nam Định

  15. Ải
    Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.

    Cày ải đất

    Cày ải đất

  16. Dầm
    Cày đất, tháo nước vào để ngâm đất.
  17. Phơi đất ải kĩ không bằng dầm đất cho thật tơi ra.
  18. Thất Sơn
    Còn có tên là Bảy Núi, chỉ hệ thống 37 ngọn núi mọc giữa đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm trong địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi tiêu biểu được dùng để gọi tên cả dãy Thất Sơn bao gồm: Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Phụng Hoàng, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước. Hiện nay chưa rõ vì sao tên Bảy Núi lại được dùng.
  19. Núi Két
    Hay còn gọi là Anh Vũ Sơn, người hành hương gọi là núi Ông Két , là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Gọi là núi Két vì bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra nhìn giống mỏ con chim két (hay chim anh vũ).

    Núi Két

    Đỉnh núi Két

  20. Xàng xê
    Đung đưa, đảo qua đảo lại để gợi tình (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng nói là xàng xự.
  21. Khúc nôi
    Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
  22. Bãi Bổn
    Một khu vực biển thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đồng thời nay là tên một ấp thuộc xã Hàm Ninh.
  23. Hải sâm
    Tên dân gian là đồn đột, đột ngậu, đồm độp, đỉa biển hay nhím biển, là tên gọi chung của một nhóm động vật biển có thân hình thuôn dài, da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da. Hải sâm được xem là một loại thức ăn rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng trị bệnh.

    Hải sâm

    Hải sâm