Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trực tiết
    Cái đốt cây tre thẳng (từ Hán Việt). Nghĩa bóng chỉ lòng ngay thẳng.
  2. Đốn
    Chỉnh đốn, sửa sang (từ Hán Việt).
  3. Tu hú
    Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  4. Chà là
    Còn có tên là muồng muồng, một giống cây được trồng để lấy quả, xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư. Quả chà là giống như quả nhót, vị ngọt, có thể ăn tươi hoặc sấy khô, làm mứt.

    Chà là

    Chà là

  5. Vùng rừng núi Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có nhiều chà là. Đến mùa tu hú kêu báo hiệu chà là chín, dân nhiều nơi rủ nhau lên núi hái chà là, quang cảnh rất nhộn nhịp.
  6. Cha tiền, mẹ bạc
    Chỉ cha mẹ giàu có, là nơi cậy nhờ của con cái.
  7. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  8. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  9. Ga chó đòi
    Gà chó đuổi. Đây là một cách nói ở Bắc Trung Bộ để chỉ thái độ hốt hoảng.
  10. Bộ La
    Một làng nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
  11. Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết
    Chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ ở các tỉnh phía Nam sau chiến tranh: Những cán bộ bám trụ tại chỗ được bố trí vào những chức vụ quan trọng nhất; ưu tiên thứ hai là cán bộ đã chiến đấu ở chiến khu R; ưu tiên thứ ba dành cho cán bộ đã từng bị đi tù; ưu tiên cuối cùng dành cho cán bộ miền Nam từng tập kết ra Bắc.
  12. Diêm Quả Đào
    Sản phẩm của nhà máy diêm Quả Đào, xưa ở phố Cửa Đông, Hà Nội.
  13. Đông Phù
    Tên nôm là làng Nhót, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Trước đây Đông Phù là vùng đất trọng yếu ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi có đường bộ, đường thuỷ khá thuận tiện cho việc giao thương. Thời 12 sứ quân, tướng Nguyễn Siêu lập đại bản doanh ngay trên đất này, nay còn dấu vết thành luỹ. Cuối năm 1426, Bình Định Vương Lê Lợi bao vây quân Minh ở thành Đông Quan, đã đặt sở chỉ huy tại đình làng. Hơn 300 năm sau, đại quân Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra giải phóng Thăng Long cũng có qua Đông Phù.
  14. Vĩnh Bảo
    Tên một huyện chuyên về nông nghiệp thuộc tỉnh Hải Phòng. Vĩnh Bảo có nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, dệt thảm, chiếu cói, mây tre đan, tạc tượng, sơn mài, điêu khắc gỗ, thêu mỹ nghệ, thuốc lào...

    Trồng cây thuốc lá ở Vĩnh Bảo

    Trồng cây thuốc lá ở Vĩnh Bảo

  15. Nhang trần
    Loại nhang rẻ tiền, không có hiệu và không được gói trong bao giấy.
  16. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  17. Nói dóc
    Nói khoác, nói dối (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Hoàng Sa
    Một quần đảo của Việt Nam gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 200 hải lí. Hoàng Sa có nghĩa là cát vàng hay bãi cát vàng. Các chính quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác ở quần đảo này và đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền ở đây. Hiện nay, quần đảo này của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

    Đại Nam nhất thống toàn đồ được xuất bản năm 1838

    Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt nam được vẽ trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1838

  19. Có bản chép: Tháng ba.
  20. Lễ khao lề thế lính
    Một lễ hội của nhân dân huyện đảo Lý Sơn được duy trì hàng trăm năm nay. Lễ nhằm khao quân, tế sống, và làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ do triều đình nhà Nguyễn giao phó, mặt khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Khao lề tức là lệ khao định kì hằng năm giống như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ. Thế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như “đã có một lần chết,” và “hùng binh” ấy (như cách gọi của vua Tự Đức) có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa và có thể an tâm làm nhiệm vụ trong ròng rã sáu tháng trên biển.

    Lễ khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn

    Lễ khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn