Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Xoan
    Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.

    Hoa xoan

    Hoa xoan

  2. Kiềng
    Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.

    Kiềng ba chân

    Kiềng ba chân

  3. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  4. Lửa bọn
    Lửa cháy hết, lửa tắt.
  5. Nhen
    Nhóm lửa.
  6. Lu
    Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Làm tờ
    Làm giấy, làm đơn (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Để
    Ruồng bỏ.
  9. Lợn nhà, gà chợ
    Kinh nghiệm dân gian: mua lợn ở nhà để chọn được giống tốt, mua gà ngoài chợ để được chọn thoải mái.
  10. Tháp Cánh Tiên
    Còn có tên gọi là tháp Đồng, một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Đồ Bàn, nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, thuộc phong cách Bình Định và có một phần ảnh hưởng từ kiến trúc Khmer do thời kì này có sự giao lưu thường xuyên giữa vương quốc Khmer và Chăm Pa.

    Tháp Cánh Tiên

    Tháp Cánh Tiên

  11. Po Ina Nagar
    Dân gian còn gọi là Thiên Y Thánh Mẫu, Bà Đen, hoặc bà Mẫu Thiện, nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Ở Nha Trang có tháp Po Nagar, cũng gọi là Tháp Bà, để thờ vị thần này.

    Tháp Bà Ponagar, Nha Trang

    Tháp Bà Ponagar, Nha Trang

  12. Về bài ca dao này, Ca dao Nam Trung Bộ (Thạch Phương - Ngô Quang Hiển), tr. 81 có chú thích: Trong [tháp Cánh Tiên] có thờ nữ thần Pô Naga - ta gọi là bà Mẫu Thiện - có chứa vàng bên trong, do vậy người Pháp đã đem về đập vỡ để lấy vàng.
  13. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  14. Trộn với nước rồi khuấy hay nhào kĩ.
  15. Hèo
    Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
  16. Cá sấu
    Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu

  17. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  19. Võng giá
    Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.

    Quan đi võng thời nhà Nguyễn

    Quan đi võng thời nhà Nguyễn

  20. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  21. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  22. Có bản chép: thẳng.
  23. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 17: ...quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn Ánh đốc quân thủy bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa." Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn Ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao [này]).
  24. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Mụt
    Cây non mới nhú, thường dùng cho măng (mụt măng).
  26. Trường án
    Cái bàn dài, thường là bàn làm việc trong văn phòng của quan chức.
  27. Bonjour (tiếng Pháp), nghĩa là "xin chào." Ở đây cố tình phiên âm sai thành "bủa xua" với hàm ý đùa cợt.
  28. Tham biện
    Cũng gọi là tham tá, một chức quan cao cấp dưới thời Pháp thuộc, chuyên về công việc hành chính.
  29. Câu ca dao này được cho là nói về Cậu Hai Miêng (Huỳnh Công Miêng, con trai cả của Huỳnh Công Tấn) với quan tham biện người Pháp. Trái với người cha bị ghét bỏ vì là chó săn cho Pháp, Hai Miêng được người dân Nam Bộ yêu mến vì tính tình phóng khoáng, thích làm việc nghĩa, ghét cường hào ác bá.
  30. Ba Giai
    Một danh sĩ sống vào cuối thế kỉ 19, được biết đến chủ yếu qua các giai thoại về Ba Giai-Tú Xuất. Hiện không còn nhiều thông tin về ông, tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì ông tên thật là Nguyễn Văn Giai, sống ở khoảng triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883). Ông cũng được cho là tác giả của Hà thành chính khí ca, thi phẩm gồm 140 câu thơ lục bát về sự kiện thành Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4 năm1882.
  31. Tú Xuất
    Một danh sĩ sống vào khoảng cuối thế kỉ 18. Theo các tài liệu, ông tên thật là Nguyễn Đình Xuất, người gốc làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ. Ông là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là thích đả kích những thói hư tật xấu của người đời. Cùng với Ba Giai, ông tạo thành cặp Ba Giai-Tú Xuất nổi tiếng trong văn hóa dân gian.
  32. Loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao từ 8-12m, có hoa màu trắng. Vỏ cây dó (còn gọi là cây dó giấy) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy dó.

    Giấy dó

    Giấy dó

  33. Seo
    Một công đoạn trong quá trình làm giấy dó. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó.

    Làm giấy dó

    Làm giấy dó

  34. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).