Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bạn ngọc
    Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
  2. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  3. Xu xoa
    Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.

    Xu xoa

    Xu xoa

  4. Đấu
    Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  5. Áo dà
    Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.

    Áo dà

    Áo dà

  6. Trai (gái) tơ
    Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
  7. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  8. Đầu chày đít thớt
    Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
  9. Nói
    Hỏi cưới (phương ngữ).
  10. Có ý kiến cho rằng câu này nhắc đến bệnh lậu, một chứng bệnh về đường sinh dục ở nam giới.
  11. Có bản chép: Tháng ba cậu chết.
  12. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  13. Sông Đà
    Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).

    Sông Đà

    Sông Đà

  14. Sông Đà ngày trước khét tiếng về bệnh sốt rét.
  15. Giồng
    Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
  16. Nước Xoáy
    Vùng nước xoáy mạnh, nguy hiểm trên dòng sông Măng Thít, thuộc địa phận hai xã Tân An Luông (Vũng Liêm) và xã Hòa Hiệp (Tam Bình), tỉnh Vĩnh Long. Để qua lại sông, người dân phải dùng chiếc bắc (phà), nên gọi là Bắc Nước Xoáy.
  17. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  18. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  19. Lách
    Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.

    Lách

    Lách

  20. Le le
    Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  21. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
  22. Châu Thị Tế
    (1766-1826) Có sách chép Châu Thị Vĩnh Tế, vợ chính của Thoại Ngọc Hầu. Quê bà ở làng Quới Thiện, nằm trên Cù Lao Dài trên sông Cổ Chiên. Khi gia đình Nguyễn Văn Thoại chạy loạn vào Nam, định cư ở Cù Lao Dài, quen biết và hỏi cưới bà năm 1788. Bà nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của chồng. Trong công cuộc khai phá bờ cõi, xây đường, đặc biệt là công trình đào kênh nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, bà cũng góp sức lớn trong việc đôn đốc, quản lí. Để ghi công trạng, vua Minh Mạng đã lấy tên bà đặt cho công trình, nay là kênh Vĩnh Tế. Bà được chôn cất trong lăng mộ của Thoại Ngọc Hầu tại Núi Sam, Châu Đốc, cũng gọi là Vĩnh Tế Sơn.
  23. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  24. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  25. Chùa Nhiễu Long
    Tên dân gian là chùa Cao, một ngôi chùa cổ nay thuộc địa phận thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây một ngôi chùa lớn nhất huyện Hương Sơn.

    Chùa Nhiễu Long

    Chùa Nhiễu Long

  26. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.