Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mả
    Ngôi mộ.
  2. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Giải
    Loài rùa nước ngọt, sống ở vực sâu, có miệng khá rộng.

    Con giải

    Con giải

  4. Đua bơi với giải phải thua
    Con giải ở nước nên bơi rất giỏi. Nghĩa bóng câu này nói ganh đua với người giàu sang, tài giỏi hoặc có thế lực hơn mình thì chỉ nhận được sự thua thiệt.
  5. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  6. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  7. Khó khách hơn giàu An Nam
    Lấy chồng người Hoa dù nghèo nhưng vẫn được cưng chiều, ít phải làm lụng, lấy chồng Việt thì ngược lại (quan niệm cũ).
  8. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  9. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  10. Chú khi ni, mi khi khác
    Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  11. Kiến vàng
    Loài kiến nhỏ, màu vàng, đốt đau, làm tổ trên cây. Ở Tây Nguyên người ta dùng kiến vàng làm muối chấm với thịt nướng rất ngon.

    Kiến vàng

    Kiến vàng

  12. Hun
    Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Kiến hôi
    Loài kiến màu nâu hoặc đen, làm tổ dưới đất hoặc trên các cây ăn quả, thức ăn là các chất đường, mật. Kiến hôi có tên gọi như vậy do có một mùi hôi rất đặc trưng.

    Kiến hôi

  14. Có bản chép: Bò ngang quai nón đá rơi.
  15. Hà Bá
    Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

  16. "Phá sơn lâm" là phá rừng, đốn củi, khai hoang. "Đâm Hà Bá" là làm nghề chài lưới ở sông, biển. Đây được coi là hai nghề xúc phạm đến thần núi và thần nước: nhất là làm nghề rừng, hai là làm nghề sông biển, quan niệm này cho rằng vì lẽ đó, phá sơn lâm và đâm hà bá là hai nghề không giàu được.
  17. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Bùi ngùi
    Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.
  19. Bụ
    (Nói về trẻ con) mập mạp, đẫy đà.
  20. Loang toàng
    Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
  21. Giữ giàng
    Như giữ gìn.
  22. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Đông Phước
    Một địa danh nay thuộc xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nơi bắt đầu sông Bí, một nhánh của sông Trà Bồng.
  24. Tham Hội
    Một địa danh nay thuộc xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  25. Châu Me
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Châu Me là tên một con sông ở Quảng Ngãi, chảy ra biển Đông bằng cửa Sa Kỳ, đồng thời là tên một cái chợ tập nập, là đầu mối gom hàng để bán cho ngư dân và cho những thương thuyền.
  26. Nhược bằng
    Nếu như (từ cổ).
  27. Thanh la
    Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.

    Thanh la

    Thanh la

  28. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  29. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  30. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ