Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tầm xuân
    Một loại hoa hồng leo, thân nhiều gai. Hoa tầm xuân có màu hồng nhạt, có nhiều cánh, đến lúc chín thì thành quả màu cam đỏ. Tầm xuân thường được trồng làm cảnh và làm thuốc Đông y.

    Hoa tầm xuân

    Hoa tầm xuân

  2. Có ý kiến cho rằng hoa tầm xuân trong bài này là muốn chỉ đến hoa đậu biếc, một loại hoa có ở vùng duyên hải miền Trung, có màu xanh.

    Hoa đậu biếc

    Hoa đậu biếc

  3. Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài ca dao và đặt tên là "Nụ tầm xuân." Nghe ca sĩ Ái Vân trình bày bài hát.
  4. Sao đang
    Sao nỡ đành.
  5. Hồ
    Gần. Cũng nói là hầu.

    Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
    đôi mắt người hồ như biển đông
    có mưa-tôi-cũ về ngang đó
    tự buổi thiên đàng chưa lập xong

    (Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)

  6. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  7. Trùm
    Người đứng đầu một phường hội thời xưa.

    Nghệ sĩ Minh Nhí trong vai trùm Sò (áo the xanh) trong vở cải lương Ngao Sò Ốc Hến

    Nghệ sĩ Minh Nhí trong vai trùm Sò (áo the xanh) trong vở cải lương Ngao Sò Ốc Hến

  8. Đùm
    Chùm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Có bản chép:
    Rồi ra kẻ ngược, người xuôi,
    Nỗi lòng tưởng nhớ sao nguôi hỡi chàng
  10. Néo
    Buộc dây vào đoạn tre hay đoạn gỗ mà xoắn cho chặt. Đoạn tre hay gỗ dùng vào việc néo cũng được gọi là cái néo.
  11. Kíp
    Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
  12. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  13. Kíp miệng, chầy chân
    Miệng nói thì nhanh nhảu mà khi cần động tay động chân làm thì chậm chạp, dùng dằng.
  14. Dấu
    Yêu (từ cũ).
  15. Dấu hoa vun cây
    Yêu thích hoa, cành thì nhớ vun gốc, chăm cây; nghĩa bóng nhắc con cháu phải nhớ nguồn cội.
  16. Bánh ú
    Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.

    Bánh ú tro

    Bánh ú tro

    Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ

  17. Bánh bèo
    Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

    Bánh bèo

    Bánh bèo

  18. Mô tả cách mẹ nhai cơm để mớm cho con