Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trạo
    Rang thóc tươi trong chảo lớn cho khô (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  2. Có bản chép: Nhược bằng
  3. Khái
    Con hổ.
  4. Rau tập tàng
    Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.

    Rau tập tàng

    Rau tập tàng

  5. Con tập tàng: con đẻ hoang.
  6. Lương duyên do túc đế, giai ngẫu tự thiên thành
    Duyên lành do có cội gốc trước, chuyện đôi lứa là do trời định nên.
  7. Tơ mành
    Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.

    Cho hay là thói hữu tình
    Đố ai dứt mối tơ mành cho xong

    (Truyện Kiều)

  8. Sao Nguyệt Bạch
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sao Nguyệt Bạch, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Rạch
    Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
  10. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  11. Cá buôi
    Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng: Cá buôi là "thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ." Đó là một loại cá có tập tính sống thành bầy đàn. Khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Và người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do con cá đi cùng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước phù sa nên ruột rất sạch. Người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được.
  12. Cá nược
    Một tên gọi dân gian ở miền Nam của cá heo.
  13. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  14. Thủ tiết
    Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
  15. Chí tâm
    Hết lòng hết dạ (từ Hán Việt).
  16. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  17. Gia cương
    Những giềng mối, kỉ cương trong gia đình, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ tình cảm vợ chồng. Cũng đọc là gia cang.
  18. Suốt
    Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Xoan
    Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.

    Hoa xoan

    Hoa xoan

  20. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  21. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  22. Trứng nước
    (Trẻ con) còn non nớt, thơ dại, cần được chăm chút, giữ gìn.
  23. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  25. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  26. Thanh địa
    Vùng đất trong sạch. Có bản chép: thánh địa (vùng đất thánh, đất thiêng).
  27. Mũ bình thiên
    Kiểu mũ của vua chúa đội thời phong kiến.

    Mũ bình thiên

    Mũ bình thiên

  28. Áo mã tiên
    Loại áo do nữ công nhã nhạc triều Nguyễn mặc khi chơi nhạc.

    Áo mã tiên

    Áo mã tiên

  29. Trương Phúc Loan
    (? - 1776) Hay Trương Phước Loan, một quyền thần cuối thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trong hơn mười năm cầm quyền, Quốc phó Trương Phúc Loan đã lạm dụng quyền hành mưu lợi riêng, khuynh đảo chính sự ở Đàng Trong, góp phần gây nên sự sụp đổ chính quyền các chúa Nguyễn. Sinh thời, nhân dân oán ghét gọi ông là Trương Tần Cối (Tần Cối là tên một gian thần đời Tống trong lịch sử Trung Quốc).
  30. Nguyễn Phúc Dương
    (? - 1777) Vị chúa Nguyễn thứ 10 ở Đàng Trong, hiệu Tân Chính vương, là em con chú của Nguyễn Phúc Ánh. Chính quyền chúa Nguyễn bấy giờ đương nguy khốn, trong thì bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, ngoài thì bị quân chúa Trịnh và quân Tây Sơn vây đánh. Ông là người có chí khôi phục nghiệp tổ tiên nhưng không thành.
  31. Quân Tây Sơn khi khởi nghĩa đã lấy danh nghĩa tôn phù Hoàng tôn Dương (lúc ấy Nguyễn Phúc Dương chưa lên ngôi chúa), trừ khử quyền thần Trương Phúc Loan. Câu này được cho là do anh em Nguyễn Nhạc đặt ra để tuyên truyền tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng (quân Tây Sơn khi lâm trận thường la ó ầm ĩ).
  32. Tây Sơn
    Tên cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, đồng thời cũng là tên vương triều được lập ra từ cuộc khởi nghĩa này và kéo dài từ 1788 đến 1802. Khởi nghĩa và vương triều Tây Sơn có công rất lớn trong việc bình định đất nước, chấm dứt thời kì loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh, đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự xâm lược của quân Thanh. Tây Sơn gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  33. Con bóng
    Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
  34. Nông Cống
    Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
  35. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  36. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  37. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  38. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  39. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao