Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đãi bôi
    (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
  2. Giang hồ
    Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.

    Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
    Hình như ta mới khóc hôm qua
    Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
    Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

    (Giang hồ - Phạm Hữu Quang)

  3. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  4. Linh đinh
    Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
  5. Thủ Dầu Một
    Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, và cũng là tên cũ của tỉnh này. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong cuốn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học thì địa danh Thủ bao gồm từ tố thủ (trước chỉ đồn canh, sau chỉ một chức vụ người đứng đầu một thủ) và dầu một do địa phương này ngày xưa có một cây dầu cao vượt hẳn những cây dầu khác trong vùng.
  6. Buồm bê
    Buồm bị gió tạt.
  7. Có bản chép: Anh ơi!
  8. Chao
    Nghiêng qua lắc lại, đứng không vững.
  9. Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm: Theo cụ Tùng Lâm, câu này do đám dân chài làng Quảng Tế, huyện Hương Trà đặt ra để nhắc lại sự tích ông Huỳnh Hữu Thường, con một ngư phủ, mà biết chăm lo việc học hành, thi đỗ Cử nhân, rồi đỗ Hoàng giáp, làm quan đến Thượng thư. Vua Tự Đức rất mến ông, nhận thấy làng ông không có đất đai chi cả, bèn hạ chỉ cắt 20 mẫu đất làng Nguyệt Biều giao cho làng Quảng Tế để có đất cho dân cư ngụ, trồng trỉa và xây cất đền chùa.
  10. Đất thiếu nghĩa là nhà còn khó, nên trồng dừa để có cái ăn. Ngược lại, đất thừa nghĩa là nhà khá giả, có thể trồng cau để làm cảnh. Có nơi giảng đây là kinh nghiệm trồng dừa và cau, do đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên tùy theo điều kiện đất đai mà trồng cho thích hợp.
  11. Trẹt
    Dụng cụ sàng gạo hoặc để bày hàng hóa ở miền Trung. Trẹt được đan bằng tre, có vành nông, nhỏ hơn cái nia nhưng lớn hơn cái sàng, tương tự cái mẹt ngoài Bắc.

    Cái trẹt

    Cái trẹt

  12. Nia
    Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  13. Núi Đọi
    Một quả núi nay thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trên núi có chùa Long Đọi, một thắng cảnh của huyện.
  14. Sông Châu Giang
    Một con sông thuộc hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình của miền Bắc, nằm trọn trong địa phận tỉnh Hà Nam. Đây là một con sông có vị trí quan trọng nằm trong lưu vực sông Nhuệ- Đáy. Một đầu của sông được nối với sông Đáy tại Phủ Lý nên sông còn gọi là sông Phủ Lý. Đoạn sông chảy qua xã Yên Lệnh, huyện Duy Tiên gọi là sông Lệnh.

    Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa Yên Lệnh-Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý Nhân).

  15. Cầu Châu Giang
    Tên một cây cầu bắc qua sông Châu Giang, đoạn chạy qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay.
  16. Một cây cầu bắc qua sông Châu Giang, hiện nay không còn.
  17. Đường quan ở đây là con đường từ phố Động, xã Liêm Phong đi vào phía cầu Gừng, quán Gỏi và các xã Thanh Lưu, Liêm Trực, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
  18. Lang Sa
    Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  19. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Nhái bầu
    Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.

    Nhái bầu trơn

    Nhái bầu trơn

  21. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách
    Nước nhà hưng thịnh hay suy vong, dân thường đều phải có trách nhiệm (tục ngữ Hán Việt).
  22. Thu thủy, xuân sơn
    Phiếm chỉ người con gái đẹp: ánh mắt lóng lánh trong trẻo ví như dòng nước mùa thu, lông mày phơn phớt đẹp tựa dải núi mùa xuân. Nguyên từ một câu trong tập Tình sử (cổ văn Trung Quốc): Nhãn như thu thủy, mi tựa xuân sơn.

    Làn thu thủy, nét xuân sơn
    Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh

    (Truyện Kiều)

  23. Cào cào
    Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.

    Cào cào

    Cào cào

  24. Nhà rường
    Một loại kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ 17 dưới triều đại phong kiến. Gọi là nhà rường bởi vì nhà có nhiều rường cột, rường kèo, rui mè. Cũng có tên là nhà xuyên (xiên) trính hoặc nhà đâm trính (trính là những thanh gỗ trong kết cấu mái nhà).

    Nhà rường

    Nhà rường

  25. Tranh mây
    Tấm lợp nhà làm bằng dây mây. Dây mây là một loại cây giống tre, thân nhỏ, đặc ruột, rất dẻo, nhân dân ta thường dùng để đan lát hoặc làm đồ mĩ nghệ.

    Dây mây

    Dây mây

    Rổ đan bằng mây

    Rổ đan bằng mây

  26. Ương
    Ươm hạt.
  27. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  28. Đất sỏi chạch vàng
    Ở nơi tầm thường có khi vẫn sinh ra những người tài.