Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Anh chài
    Người làm nghề chài lưới.
  2. Anh buôn
    Người làm nghề buôn bán.
  3. Bén
    Chạm vào, quen với, gắn bó với.

    Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
    Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén

    (Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)

  4. Lèo
    Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
  5. Có bản chép "Tình cờ."
  6. Chữ điền
    Chữ 田 (ruộng). Mặt chữ điền tức là mặt cương nghị (nam) hoặc phúc hậu (nữ).
  7. Bộ ngựa
    Gọi tắt là ngựa, còn gọi là phản hay bộ ván (phương ngữ Nam Bộ), đồ dùng để nằm, gồm hai hay ba tấm ván dày ghép lại với nhau bằng mộng. Bộ ngựa được kê trên hai phiến gỗ dài, có hai chân ở hai đầu, miền Bắc gọi là cái mễ, miền Nam gọi là cái chân bò.

    Bộ ngựa làm bằng gỗ gõ mật

    Bộ ngựa làm bằng gỗ gõ mật

  8. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  9. Quý hồ
    Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
  10. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  11. Đông ken
    Trời (mùa đông) rất lạnh và có sương mù.
  12. Sai
    Gửi đi, cắt đi làm việc gì. Từ đó có các từ khâm sai (chức quan lớn lãnh mệnh đi làm việc gì), thừa sai (người lãnh việc sai phái), phụng sai (vâng lãnh việc sai phái)...
  13. Giễu
    Nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích.
  14. Nhà táng
    Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.

    Nhà táng

  15. Sợ như bò thấy nhà táng
    Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: "Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện […] Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía." Một số từ điển khác thì cho rằng vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt.
  16. Giậu
    Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.

    Hàng giậu tre

    Hàng giậu tre

  17. Bìm bìm
    Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.

    Bìm bìm

    Bìm bìm

  18. Binh
    Bênh vực (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Sáo sậu
    Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu