Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chiền già
    Già tức là già lam 迦藍 (chùa, nơi nhà sư ở, phiên âm từ chữ Phạn samgharama). Chiền già tức là chùa chiền.
  2. Giáng hạ
    Giáng: Từ trên rớt xuống. Hạ: Dưới. Giáng hạ nghĩa là sét từ trên trời đánh xuống.
  3. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  4. Ông từ
    Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.
  5. Xe loan
    Xe có khắc hình chim loan, dùng cho vua chúa đi thời xưa.
  6. Sáo sậu
    Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu

  7. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  8. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  9. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Bặt
    Nhanh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Biêu
    Nêu lên cho mọi người biết.
  13. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  14. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Trùn
    Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Mống
    Cầu vồng (phương ngữ).
  17. Ráng
    Những đám mây sáng rực, có màu vàng hay màu hồng sẫm, do phản xạ ánh sáng mặt trời vào lúc rạng đông hay chiều tà. Từ màu sắc của ráng, nhân dân ta có thể dự đoán được thời tiết.

    Áo chàng đỏ tựa ráng pha
    Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

    (Chinh phụ ngâm khúc)

    Ráng chiều (Ảnh: Trương Công Khả)

    Ráng chiều (Ảnh: Trương Công Khả)

  18. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  19. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  20. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  21. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  23. Du
    Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).