Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ấm ớ hội tề
    Hội tề là tên gọi chung cho những người làm cấp hành chính cơ sở ở làng xã ngày trước. Trong thang bậc hành chính, những người này có quyền lực thấp nhất, thường bị cấp trên ra lệnh, chỉ thị, mắng mỏ, và cũng không dành được cảm tình từ phía nhân dân. Họ thường ở vào cái thế trên quan ép xuống, dưới dân ép lên nên nhiều khi lâm vào thế khó xử và chọn cách ấm ớ cho qua chuyện và tránh mọi sự rắc rối phiền hà.
  2. Xu xoa
    Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.

    Xu xoa

    Xu xoa

  3. Mồng đốc
    Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
  4. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  5. Sõng
    Xuồng nhỏ đan bằng nan tre.

    Chèo sõng ra biển đánh cá

    Chèo sõng ra biển đánh cá

  6. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  7. Phương tiện di chuyển trên nước, đóng bằng cách cột nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ...) với nhau.

    Chèo bè đi học

    Chèo bè đi học

  8. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  9. Lê Thái Tổ
    Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.

    Tượng đài Lê Lợi

    Tượng đài Lê Lợi

  10. Ngày mồng 2 tháng giêng năm Bính Tuất (1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh, xưng là Bình Định vương. Câu này nói lên ước vọng của nhân dân muốn cho nghĩa quân Lê Lợi mau giải phóng đất nước.
  11. Tương tư
    Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.

    Gió mưa là bệnh của Trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    (Tương tư - Nguyễn Bính)

  12. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  13. Chái nhà
    Phần mở rộng bên trái hoặc phải của nhà chính, thường để chứa tạm nông sản hoặc nông cụ.
  14. Nhà lá mái
    Một kiến trúc nhà ở truyền thống và độc đáo chỉ thấy ở các tỉnh từ Quảng Trị trở vào Phú Yên, đặc biệt là Bình Định. Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, tranh, đất... nhưng rất bền. Mái, vách nhà đều có hai lớp nên mát mẻ vào hè và ấm áp vào đông. Giàn cột, kèo, xiên, trính… đều sử dụng danh mộc như lim, sơn, sầm ná, xay, mít ... được chạm trổ hoa lá, chim thú rất công phu và thẩm mĩ. Quá trình xây nhà thường mất từ 2-3 năm. Nhà lá mái hiện vẫn còn rải rác ở miền Trung nhưng đều ở trong tình trạng bảo quản kém.

    Kết cấu nhà lá mái

    Kết cấu nhà lá mái

  15. Hùng Nhĩ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Làng Hùng Nhĩ và làng Bảo Vệ là cái nôi của hát ghẹo Phú Thọ. Các cụ kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý nhưng ruộng đất xấu, trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo (theo Người Phú Thọ).
  16. Bến Tuần Giáo
    Gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
  17. Sông Rân
    Tên một con sông chảy qua địa phận xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
  18. Ải lao
    Cửa ải giáp nước Ai-Lao (Lào); nghĩa rộng là nơi hẻo lánh xa xôi. (Từ điển văn liệu - Long Điền Nguyễn Văn Minh)
  19. Đi giã
    Đi câu (từ cũ).
  20. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  21. Sắm sanh
    Sắm sửa, chuẩn bị (từ cũ).
  22. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  23. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.