Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Giải nước non
    Giải đáp, dãi bày tâm sự.
  2. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  3. Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
    "Trâu đỏ" tức chiếc máy cày (thường được sơn đỏ). Thời lao động hợp tác xã, nhiều kẻ lái máy cày hay vòi vĩnh ăn hối lộ.
  4. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  5. Hiền thê
    Vợ hiền (từ Hán Việt).
  6. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  7. Cẩm lai
    Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...

    Bộ bàn ghế bằng gỗ cẩm lai

    Bộ bàn ghế bằng gỗ cẩm lai

  8. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  9. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  10. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Bầu dục
    Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.

    Bầu dục lợn được chế biến thành món xào

    Bầu dục lợn xào

  12. Của ngon không đến lượt những người dân thường (ngày xưa trong những ngày lễ, người ta được xếp ngồi theo thứ bậc), cũng như cám nhỏ (cám mịn) chỉ dành cho lợn con, còn lợn xề phải ăn cám xấu.
  13. Vẽ rắn thêm chân
    Từ thành ngữ Hán-Việt Họa xà thiêm túc 畫蛇添足, chỉ việc làm thừa thãi, vô nghĩa. Theo Chiến Quốc sách: Nước Sở có người cúng xong, cho bọn người nhà một nậm rượu. Bọn người nhà bảo nhau: "Mấy người uống thì không đủ, một người uống thì dư. Hãy thi vẽ rắn trên đất, ai vẽ xong trước thì được uống." Một người vẽ xong trước, lấy rượu uống, tay trái cầm nậm, tay phải vẽ thêm vào hình con rắn, bảo: "Tôi có thể vẽ thêm chân." Vẽ chưa xong thì một người khác đã vẽ xong rắn, giật lấy nậm rượu, bảo: "Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?" Rồi uống hết nậm rượu. Thế là người vẽ rắn thêm chân kia mất rượu uống.
  14. Bạch
    Màu trắng (chữ Hán).
  15. Ngạch
    Tấm gỗ bắc ngang làm bậc cửa và để cắm cánh cửa vào.

    Ngạch cửa

    Ngạch cửa

  16. Chùa Thiên Ấn
    Tên ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Ấn, ngọn núi biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695.

    Chùa Thiên Ấn

    Chùa Thiên Ấn

  17. Mỹ Hòa
    Một địa danh nay thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có rất nhiều cát. Có người nói cát ở đây là cát thần, cứ lấy đi là tự sản sinh ra lại.
  18. Sông Gianh
    Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng TrongĐàng Ngoài.

    Một khúc sông Gianh

    Một khúc sông Gianh

  19. La Hà
    Một làng nay thuộc xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trước đây nổi tiếng về truyền thống khoa bảng.
  20. Cá hanh
    Một loài cá nước lợ giống cá chép, sống ở các cửa sông, đầm phá. Thịt cá trắng, ngọt và mềm, chế biến được thành nhiều món ăn.

    Cá hanh

    Cá hanh

  21. Truồi
    Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.

    Hồ Truồi

    Hồ Truồi

  22. Gạo tám xoan
    Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu

  23. Lúa ré
    Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
  24. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  25. Thuyền rồng
    Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.

    Mô hình thuyền rồng triều Nguyễn

    Mô hình thuyền rồng triều Nguyễn

    Đua thuyền rồng trên sông Hàn, Đà Nẵng

    Đua thuyền rồng trên sông Hàn, Đà Nẵng

  26. Vóc, lĩnh, trừu là các loại vải dệt bằng tơ.
  27. Vợ lẽ
    Vợ hai, vợ thứ.