Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hẹ
    Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.

    Bông hẹ

    Bông hẹ

  2. Nói hành
    Nói xấu về người khác.
  3. Trong chay ngoài bội
    Những đám lễ lớn, bên trong làm cỗ chay, bên ngoài dựng rạp mời đoàn hát bội. Cụm từ "trong chay ngoài bội" chỉ những cảnh bận bịu rộn ràng.

    Hát bội

    Hát bội

  4. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  5. Để
    Ruồng bỏ.
  6. Nêu
    Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.

    Cây nêu

    Cây nêu

  7. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay
    Cây nêu tuy cao nhưng thân không thẳng, thân không thẳng thì bóng chẳng ngay. Ý chỉ những người có quyền cao chức trọng nhưng phẩm cách không ra gì.
  8. Choại
    Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.

    Đọt choại non

    Đọt choại non

  9. Tiền hô hậu ủng
    Phía trước (tiền) đề xướng, hô hào (hô), phía sau (hậu) hưởng ứng, ủng hộ (ủng). Chỉ việc người đề xướng được nhất tề ủng hộ, hoặc (nghĩa cũ) mô tả cảnh vua quan đi có quân lính theo sau hộ tống.
  10. Tôm càng
    Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.

    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh

  11. Tay không chân rồi
    Gia tài không, nghề ngỗng không nốt.
  12. Hôn định thần tỉnh
    Cũng nói là định tỉnh thần hôn hoặc nói tắt là thần hôn, nghĩa là buổi tối (hôn) chăm sóc cho cha mẹ ngủ yên (định), buổi sáng (thần) đến hỏi thăm sức khỏe cha mẹ (tỉnh). Chỉ đạo làm con.
  13. Một chọi một lên cột đồng hồ
    Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng "điểm hẹn" đánh nhau của thanh niên Hà Nội ngày xưa là cột đồng hồ ở giao lộ Hàng Muối, Hàng Chĩnh... nay là nút giao thông cầu Chương Dương. Có thể đó chỉ là địa điểm trước 1954, vì theo Nguyễn Ngọc Tiến trong Đi dọc Hà Nội: "Trước khi khánh thành cầu Long Biên, đốc lý Pretre Charles (giữ chức vụ này từ ngày 1.8.1901 đến 21.11.1901) cho lắp chiếc đồng hồ ngoài trời đầu tiên ở đầu phố Hàng Đậu, tiếp đó ở quảng trường Đông Kinh nghĩa thục hiện nay, rồi Cửa Nam, cổng Bảo tàng Lịch sử, ngã tư Sở... [...] Từ sau 1954, an ninh trật tự rất nghiêm ngặt, cứ có đánh nhau là dân đi báo công an và công an bắt cả vào đồn. Cột đồng hồ đầu phố Hàng Đậu lúc nào cũng đông đúc người qua lại và cạnh đó có bốt công an gác cầu nên thanh niên không bao giờ đánh nhau ở đây. Địa điểm hẹn đánh nhau chính là cột đồng hồ trước Bảo tàng Lịch sử, khu vực này không có nhà dân lại thưa vắng người qua lại."

    Cột đồng hồ ở phố Hàng Muối đầu thế kỉ 20

    Cột đồng hồ ở phố Hàng Muối đầu thế kỉ 20

  14. Quan niệm cũ: Coi trọng nghề nông (lộn đất) hơn buôn bán.
  15. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  16. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  17. Tháng mười tháng một khí trời thường khô, se, da người thường bị nứt nẻ.
  18. Hữu
    Có (từ Hán Việt)
  19. Không có (từ Hán Việt)
  20. Đậu đũa
    Loại đậu cho quả dài giống như chiếc đũa, trong có nhiều hạt, có thể được ăn khi còn xanh hoặc đã chín. Khi chế biến đậu đũa thường được cắt ngắn, sau đó luộc riêng hoặc xào chung với thịt bò, tôm khô...

    Đậu đũa

    Đậu đũa