Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cắc
    Cách người Nam Bộ gọi đồng hào. Theo học giả An Chi, đây là biến âm của 角 giác, nghĩa là hào.
  2. Dưa chuột
    Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.

    Dưa chuột

    Dưa chuột

  3. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  4. Nậu
    Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  5. Sông Cầu
    Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

  6. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  7. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  8. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  9. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  11. Kèn Tây
    Tên chung nhân dân ta đặt cho các loại kèn đồng được du nhập từ thời Pháp thuộc.
  12. Thượng mã phong
    Còn gọi là phạm phòng, tình trạng đột tử do trụy tim mạch, xảy ra ở người đàn ông khi đang hoạt động tình dục.
  13. Lòng lợn có thể chứa nhiều vi trùng độc hại, nếu không nấu nướng kĩ có thể gây chết người.
  14. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  15. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  16. Tể Dư
    (522–458 TCN) Tự là Tử Ngã, cũng gọi là Tể Ngã, học trò của Khổng Tử. Ông là người nước Lỗ, có khiếu chính trị và tài biện bác (được xem là người giỏi hùng biện nhất trong số các học trò của Khổng Tử).
  17. Phàn Tu
    (515-? TCN) Tự là Tử Trì, cũng gọi là Phàn Trì, một học trò của Khổng Tử.
  18. Trì
    Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Nữ nhi
    Con gái nói chung.
  20. Cô Trúc
    Một nước chư hầu của các triều đại Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc. Năm 664 TCN, Cô Trúc bị liên minh Tề-Yên tiêu diệt. Một phần lớn lãnh thổ Cô Trúc bị nhập vào Yên.
  21. Trúc
    Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Đơm
    Đặt bẫy để bẫy chim, cò.
  23. Chu Vũ Vương
    Tên thật là Cơ Phát hay Tây Bá Phát, vị vua sáng lập nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc sau khi lật đổ nhà Thương. Nhà Chu tồn tại được 867 năm, là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
  24. Vương: Vướng.
  25. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  26. Nường
    Nàng (từ cũ).
  27. Đông liễu tây đào
    Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
  28. Cầu Ngang
    Một địa danh nay thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nằm bên bờ biển, khu vực này ngày xưa có nghề làm muối nổi tiếng trong vùng.
  29. Dưa gang
    Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.

    Dưa gang

    Dưa gang

  30. Bảo Thạnh
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nằm ngay cửa sông Ba Lai đổ ra biển.
  31. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  32. Xóm Gảnh
    Tên một xóm nằm bên rạch Bà Hiền, còn gọi là xóm Gảnh Bà Hiền, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
  33. Mã đáo thành công
    Cũng nói là Mã đáo công thành, thành ngữ Hán Việt có nghĩa đen là "thành công ngay khi ngựa vừa đến (chiến trường)," sau trở thành lời chúc thành công, may mắn.

    Tranh vẽ Mã đáo thành công

  34. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  35. Sen
    Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.

    Hoa sen trắng

    Hoa sen trắng

  36. Đãi bôi
    (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
  37. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  38. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  39. Mẫu
    Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
  40. Phấn
    Loại mỹ phẩm có từ xưa, làm bằng cao lanh và thảo dược, phụ nữ nhà giàu và cung tần mĩ nữ thường sử dụng, có tác dụng dưỡng da, làm trắng da. Thời Nguyễn có phấn nụ, tương truyền bà hoàng hậu Từ Cung đến tận gần 100 tuổi da dẻ vẫn mịn màng, không có đốm tàn nhang nào trên khuôn mặt là nhờ dùng phấn này.
  41. Dồi
    Đánh phấn cho dính vào da.
  42. Có bản chép: Da đen.