Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Giồng
    Trồng (phương ngữ Bắc Bộ).
  2. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  3. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  4. Cật
    Toàn bộ phần phía sau lưng. Còn có nghĩa khác là quả thận, nhiều nơi còn gọi là bầu dục.
  5. Đề Vang
    Một thủ lĩnh tài năng trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông tên thật là Vương Văn Vang, sinh ở làng Thuận An, nay thuộc xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh . Trong quá trình chống Pháp, ông tự xưng là Đề đốc họ Vương, còn được gọi là Đề Vang, Tuần Vang, hoặc Đội Văn. Ngày 7/11/1889, ông bị Pháp chém đầu tại vườn hoa Pônbe (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội), đầu bêu ở tỉnh Bắc Ninh, xác ném xuống sông Hồng.
  6. Đốc Tít
    Tên thật là Nguyễn Xuân Tiết (1853 - 1916), một thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông nguyên gốc họ Mạc, sinh trưởng tại làng yên Lưu Thượng, phủ Kinh Môn, Hải Dương. Trong phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ, ông được phong là Đề đốc Hải Dương (nên cũng gọi là Đốc Tít - chữ "Tít" là do người Pháp phát âm sai tên ông). Tháng 7/1889, Hoàng Cao Khải phối hợp cùng quân Pháp bao vây Đốc Tít ở căn cứ Trại Sơn. Thế cùng lực kiệt, ngày 12/8/1889, Đốc Tít cùng với toàn quân ra hàng. Rút kinh nghiệm Đề Vang trá hàng lúc trước nên người Pháp cho đày ông đi Algeri. Ông qua đời tại đây ngày 21/12/1916, thọ 63 tuổi.
  7. Vang lừng đất Bắc, Tít bổng trời Đông
    Nói về hai thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là Đề VangĐốc Tít. Câu này có chơi chữ.
  8. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  9. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  10. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  11. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  12. Chỉ lần tiến quân ra Bắc lần thứ nhất (1786) của Nguyễn Huệ với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh." Đến ngày 17 tháng 7 nhuận (9-9-1786) thì nghĩa quân Tây Sơn lại kéo quân về Nam, lặng lẽ êm đềm, người trong thành không một ai hay biết.
  13. Sông Bồ Đề
    Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  14. Chỉ lần tiến quân ra Bắc lần thứ hai (1788 - 1789) của Nguyễn Huệ, đại phá 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh.
  15. Nhác
    Lười biếng.
  16. Xóm Mỹ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xóm Mỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  17. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  18. Oi
    Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
  19. Hát ghẹo
    Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
  20. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Thông Lãng
    Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.