Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mù u
    Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.

    Trái mù u

    Trái mù u

    Hoa mù u

    Hoa mù u

     

  2. Nhà tứ trụ
    Kiến trúc truyền thống ở nước ta, có bốn cột cái chính và hệ thống vì kèo có thể kéo dài ra xung quanh để mở rộng mặt bằng. Nhà tứ trụ là kiến trúc phổ biến ở miền quê Bắc Bộ; trong khi ở Nam Bộ, nhà tứ trụ thường chỉ là nơi thờ thần, Phật hoặc từ đường của dòng họ do tính chất kiến trúc nghiêm trang, cân đối của nó.
  3. Nga Sơn
    Tên một huyện ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Ba Đình và chiếu cói Nga Sơn.
  4. Bát Tràng
    Tên một ngôi làng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với truyền thống làm gốm sứ.

    Gốm sứ Bát Tràng

    Gốm sứ Bát Tràng

  5. Nam Định
    Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...

    Đền Trần ở Nam Định

    Đền Trần ở Nam Định

  6. Hà Đông
    Tên một tỉnh cũ ở miền Bắc nước ta. Tỉnh nguyên có tên là tỉnh Hà Nội, sau khi triều đình Huế cắt phần tỉnh Hà Nội nhượng cho Pháp thì tỉnh lị chuyển về Cầu Đơ và tỉnh cũng đổi tên thành Cầu Đơ. Đến năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi thành tỉnh Hà Đông. Qua một số lần sáp nhập và chia tách, tỉnh Hà Đông cũ hiện nay thuộc địa phận Hà Tây.

    Tỉnh Hà Đông đã đi vào thi ca và âm nhạc với bài thơ Áo lụa Hà Đông của thi sĩ Nguyên Sa, được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc (xem trên YouTube).

  7. Một mất mười ngờ
    Khi mất của, người ta rất dễ ngờ vực, nhiều khi lung tung thiếu căn cứ.
  8. Rơm
    Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).

    Một ụ rơm

    Một ụ rơm

  9. Ôm rơm nặng bụng
    (Khẩu ngữ) ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.
  10. Hung
    Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Lung
    Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
  12. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  13. Hải Vân
    Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.

    Đèo Hải Vân

    Đèo Hải Vân

  14. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Bưng
    Che, bịt, phủ, bọc cho kín (ví dụ: bưng miệng cười, bưng mặt khóc, bưng trống).

    Nghĩ đà bưng kín miệng bình
    Nào ai có khảo mà mình lại xưng?

    (Truyện Kiều)

  16. Ma trơi
    Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.

    Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
    Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
    Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
    Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười

    (Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)

  17. Lính mộ
    Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.

    Lính khố đỏ.

    Lính khố đỏ.

  18. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  19. Mần răng
    Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Vạn tử nhất sinh
    Vạn phần chết, một phần sống (thành ngữ Hán Việt).
  22. Bể
    Biển (từ cũ).
  23. Đội
    Một chức vụ trong quân đội thời thực dân Pháp, tương đương với tiểu đội trưởng hiện nay (Đội Cung, Đội Cấn...).
  24. Quy tế
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quy tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  25. Diên
    Tiệc rượu (từ Hán Việt).
  26. Vầng hồng
    Mặt trời (vầng hồng: khối lớn màu đỏ).
  27. Sông Gianh
    Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng TrongĐàng Ngoài.

    Một khúc sông Gianh

    Một khúc sông Gianh

  28. Từ thế kỉ 17 đất nước ta mắc nạn binh đao, nồi da xáo thịt bởi cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Quảng Bình, mảnh đất có con sông Gianh là ranh giới tự nhiên giữa Đàng Trong (do chúa Nguyễn kiểm soát) và Đàng Ngoài (do vua Lê chúa Trịnh kiểm soát), lúc ấy là chiến địa của các cuộc giao tranh, từ đó mà có câu ca dao này.