Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Don
    Một loại thân mềm giống hến, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, là đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hè, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào) don, chế biến thành nhiều món ăn ngon.

    Don

    Don

    Don xào xúc bánh tráng

    Don xào xúc bánh tráng

  2. Có bản chép: có.
  3. Ui
    Đồ đựng làm bằng đất nung, có nắp đậy. Trước đây người dân Quảng Ngãi thường đựng don trong cặp ui để giữ nóng, gánh đi bán dạo.
  4. Có bản chép: Những người con mắt lá khoai.
  5. Tơ mành
    Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.

    Cho hay là thói hữu tình
    Đố ai dứt mối tơ mành cho xong

    (Truyện Kiều)

  6. Cẩm Nam
    Một cù lao nằm ở phía Nam thành phố Hội An, gần Cửa Đại, nơi sông Thu Bồn đổ ra biển.

    Phong cảnh Cẩm Nam

    Phong cảnh Cẩm Nam

  7. Giằng cối xay
    Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".

    Xay lúa

    Xay lúa

  8. Lắm nghề xề môi
    Biết nhiều nghề nhưng không tinh, không chuyên một món nào cả nên khó kiếm ăn (đói trề môi).
  9. Đột đột
    Đồ gốm (nồi, chum, vại, lọ...) làm bằng đất sét nung (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Chỉ việc ăn nói không ý tứ, giống như ngồi bên cạnh thợ làm đột đột, trong khi người ta đang cố nắn cho miệng chum vại thật tròn thì mình nói chuyện méo miệng.
  11. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  12. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  13. Kẻ Mui
    Địa danh nay thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có giáo xứ Kẻ Mui, một giáo phận đạo Thiên Chúa rất phát triển.

    Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui

    Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui

  14. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  15. Tình Di
    Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  16. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  17. Mấn
    Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  18. Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.

    Quả lê

    Quả lê

  19. Chiêm chấp chới, mùa đợi nhau
    Lúa chiêm hễ cấy trước là trổ trước (“chấp chới” giữa những thửa chưa trổ). Trong khi đó, lúa mùa dù cấy sớm hay muộn lại chờ đến dịp mới đồng loạt trổ cờ (cứ như là đợi nhau vậy).
  20. Mài dừa
    Mài cho cơm dừa thành ra cám.
  21. Đạp cám
    Nhồi đạp cám dừa với nước để ra nước cốt dừa.
  22. Hội Khám
    Tên một lễ hội được tổ chức vào mồng 7 tháng 4 âm lịch hằng năm tại làng Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhằm tôn vinh ba vị thần là Lạc Long Quân, Tri Sơn (Sơn thần) và Tri Thủy (Thủy thần). Trong lễ hội có các nghi thức rước Lạc Long Quân về đình, hội đồng Thành hoàng, tế lễ cầu mùa, đón trận mưa đầu mùa.
  23. Hội chùa Dâu
    Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.

    Hội Dâu

    Hội Dâu

  24. Hội Gióng
    Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  25. Đèo
    Nhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Khổ qua đèo

    Khổ qua đèo

  26. Xích
    Gần, sát (phương ngữ).
  27. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  28. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  29. Vải bô
    Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
  30. Vải bố
    Vải dày dệt bằng sợi đay thô.

    Vải bố

    Vải bố

  31. Bố tời
    Loại vải như vải bố, nhưng thô hơn, thường dùng làm bao tải.

    Bao bố (bao đay)

    Bao bố (bao đay)

  32. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  33. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  34. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  35. Chát là
    Ác là (phương ngữ Phú Yên).