Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khó
    Nghèo.
  2. Rơm
    Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).

    Một ụ rơm

    Một ụ rơm

  3. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  4. Nường
    Nàng (từ cũ).
  5. Phù dung
    Tên gọi khác của cây thuốc phiện. Chiết xuất của loại cây này dùng làm thuốc giảm đau rất tốt, đồng thời cũng là nguyên liệu để chế thuốc phiện. Vì thế người xưa gọi thuốc phiện là "nàng phù dung" hoặc "ả phù dung."

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

  6. Vô tri
    Không hiểu biết
  7. Kim Trọng
    Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
  8. Thúy Kiều
    Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
  9. Đồng
    Hay còn gọi là đồng cân, là đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương với 3.78 gram. Một đồng bằng với một chỉ trong kim hoàn.
  10. Hiện tiền
    Hiện tại.
  11. Có bản chép: Nhớ em.
  12. Chiêu
    Bên trái (từ cổ).
  13. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  14. Câu này lấy từ lời than của thầy Tử Lộ:

    Mộc dục tịnh nhi phong bất đình
    Tử dục dưỡng nhi thân bất tại

    Nghĩa là:
    Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
    Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống.

  15. Có bản chép: Sớm mai ra đứng sân sau.
  16. Tàu chuối te
    Tàu lá chuối rách.
  17. Có bản chép: cây mè.
  18. Có bản chép: chim mè.
  19. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  20. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Tự
    Tại, bởi vì (từ cổ).
  22. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  23. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  24. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  25. Đây là hai câu 2981 và 2982 trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Lúc này Kim Trọng và Vương Quan đi tìm tung tích Kiều. Hay tin Kiều đã tự vẫn ở sông Tiền Đường, hai người vô cùng đau đớn, bèn lập đàn tràng để giải oan bên bờ sông. Duyên may lúc ấy vãi Giác Duyên đi ngang qua, thấy bài vị, liền cho biết Kiều chưa chết mà hiện đang tá túc tại am của mình:

    Cơ duyên đâu bỗng lạ sao,
    Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
    Trông lên linh vị chữ bài,
    Thất kinh mới hỏi: Những người đâu ta?
    Với nàng thân thích gần xa,
    Người còn sao bỗng làm ma khóc người?
    Nghe tin ngơ ngác rụng rời,
    Xúm quanh kể lể rộn lời hỏi tra:
    Này chồng, này mẹ, này cha,
    Này là em ruột, này là em dâu.
    Thật tin nghe đã bấy lâu,
    Pháp sư dạy thế sự đâu lạ thường!

  26. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt