Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  2. Suốt
    Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Xoan
    Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.

    Hoa xoan

    Hoa xoan

  4. Heo may
    Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.

    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại…
    - Kìa bao người yêu mới
    Đi qua cùng heo may.

    (Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)

  5. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  6. Lâm Xuyên
    Còn gọi là làng Lầm, một làng nay thuộc xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng trước có nghề dệt vải vuông, nhưng vải xấu.
  7. Vá quàng
    Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
  8. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  9. Ôn dịch
    Tên gọi chung những bệnh truyền nhiễm có khả năng lan nhanh và rộng trở thành nạn dịch, gây chết người hàng loạt. Từ chữ Hán ôn 瘟 và dịch 疫, đều có nghĩa là bệnh truyền nhiễm. Trong ngôn ngữ hàng ngày, từ này còn dùng để mắng, chửi rủa.
  10. Dành dành
    Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.

    Lá và hoa dành dành

    Lá và hoa dành dành

  11. "Dành" đồng âm với "giành." "Dành con" đọc thành "giành con" nghĩa là tranh giành, giành giật với con.
  12. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  13. Vượn
    Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.

    Vượn tay trắng

    Vượn tay trắng thuộc chi vượn lùn

  14. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  15. Cơi trầu
    Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  16. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  17. Nông Cống
    Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
  18. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  19. Núi Nưa
    Cũng gọi là Na Sơn, một ngọn núi nay thuộc địa bàn xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo truyền thuyết, đây nơi Bà Triệu cùng nghĩa quân tập trận, rèn khí giới để chống quân Ngô. Đỉnh núi được xem là một trong ba huyệt đạo thiêng của nước ta, bao gồm núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), núi Bà Đen, và núi Nưa.
  20. Sông Đơ
    Một con sông chảy qua địa phận Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
  21. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  22. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  23. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  24. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  25. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  26. Chà là
    Còn có tên là muồng muồng, một giống cây được trồng để lấy quả, xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư. Quả chà là giống như quả nhót, vị ngọt, có thể ăn tươi hoặc sấy khô, làm mứt.

    Chà là

    Chà là

  27. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
  28. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
    Trong đám cưới hoặc đám ma, gia chủ rất bận rộn, nên nếu có gì sơ xuất cũng dễ (hoặc nên) được bỏ qua.