Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Heo và mèo cụt đuôi ở bài ca dao này là những món lễ cưới của họ nhà trai.
  2. Hèo
    Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
  3. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  4. Lặn ngòi ngoi nước
    Gian nan vất vả.
  5. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn
    Người làm lụng vất vả (còng cả lưng) để kẻ ăn không ngồi rồi hưởng thành quả.
  6. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  7. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  8. Tư điền
    Ruộng của riêng.
  9. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  10. Đòn tay
    Đoạn tre hay gỗ nằm trên kèo, dùng để đỡ rui của mái nhà.
  11. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  12. Trống bỏi
    Trống bằng giấy cho trẻ con chơi, hai bên có hai sợi dây, đầu buộc một hạt nặng, đập vào mặt giấy thành tiếng khi xoay nhanh.

    Trống bỏi

    Trống bỏi

  13. Kinh Bắc
    Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...

    Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họlễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  14. Xứ Đông
    Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  15. Xứ Đoài
    Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  16. Sông Vệ
    Một con sông ở tỉnh Quảng Ngãi, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, qua giáp ranh giữa Mộ Đức và Tư Nghĩa, rồi đổ ra biển Đông tại cửa Lở. Sông Vệ cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

    Sông Vệ nhìn từ trên không

    Sông Vệ nhìn từ trên không

  17. Mèo mả gà đồng
    Mèo mả chỉ mèo sống hoang ngoài nghĩa địa. Về gà đồng, có ý kiến cho rằng chỉ con ếch, nhưng theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì đơn giản là gà hoang ở ngoài đồng (đối lập với gà nuôi trong nhà, và tạo thành cặp đẳng lập: mèo ở mả / gà ở đồng). Cả câu chỉ "những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trốn chúa lộn chồng" (Từ điển Truyện Kiều - Đào Duy Anh). Ngày nay thành ngữ này cũng dùng để chỉ chuyện quan hệ nam nữ lăng nhăng, không chính đáng.
  18. Chợ Bến Thành
    Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  19. Chợ Rạch Giá
    Chợ thuộc vùng Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20, nằm gần 2 con sông Cái Lớn và Cái Bé. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, Nguyễn Trung Trực đã bị thực dân Pháp xử chém tại đây, và sau này người dân đã dựng tượng ông ở đây. Ngày nay chợ đã được giải tỏa làm công viên trung tâm.

    Chợ Rạch Giá xưa

    Chợ Rạch Giá xưa

    Vị trí chợ Rạch Giá ngày nay

    Vị trí chợ Rạch Giá ngày nay

  20. Xi măng
    Từ mượn của tiếng Pháp ciment, trước đây cũng gọi là xi-mon.
  21. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  22. Vuông tròn
    Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
  23. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  24. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  25. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  26. Quắn
    Xoăn tít (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Câu này cùng với các dị bản đều là cách nhận định của người xưa: những người mắt lé, lùn, hô, tóc quăn (hoặc răng sún, mắt lồi...) thường là gian xảo, bất chính, không nên giao du. Tất nhiên đây là quan niệm lỗi thời.
  28. Lộ
    (Mắt) lồi.
  29. Tấn Tần
    Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi,
    Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.

    (Truyện Hoa Tiên)

  30. Chợ Giang Đình
    Trước đây có tên là chợ Văn, ngôi chợ nằm trên bến Giang Đình, nay thuộc thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau này chợ được chuyển xuống phía dưới cửa sông Tân Quyết đổ ra sông Lam, cách đó khoảng 500m, và được xây lại.
  31. Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc
    Chợ Giang Đình có tiếng là có nhiều người buôn bán lọc lõi.