Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hồi hương
    Về quê (từ Hán Việt).
  2. Bi ai
    Buồn bã, sầu thảm (từ Hán Việt).
  3. Rồng
    Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.

    Rồng thời Lý

    Rồng thời Lý

  4. Cam sành
    Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.

    Quả cam sành

    Quả cam sành

  5. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Ống nhổ
    Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).

    Ống nhổ

    Ống nhổ

  7. Dao phay
    Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.

    Dao phay dùng trong bếp

    Dao phay dùng trong bếp

  8. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  9. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  10. Ba trăng
    Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
  11. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  12. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  13. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  14. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  16. Tề gia
    Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
  17. Tự Đức
    (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.

    Vua Tự Đức

    Vua Tự Đức

  18. Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
  19. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  20. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Bâu
    Cổ áo.
  22. Linh đinh
    Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
  23. Dĩa bàng thang
    Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
  24. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  25. Thập điều
    Tên đầy đủ là Thánh dụ huấn địch thập điều hoặc Thập điều giáo huấn, một văn bản do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1834, nội dung là các giáo lí phong kiến. Các quan đầu tỉnh phải tổ chức giảng thập điều hàng tháng vào ngày mồng một và rằm tại trước Quảng Vân Đình (tức vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay). Dân chúng ai không đi thì bị trừng phạt.