Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  2. Ứ hự
    Tiếng phát ra nghe nhự bị tắc nghẽn trong cổ họng, thường để tỏ ý không bằng lòng.
  3. Tiểu nhân
    Một khái niệm của Nho giáo, chỉ những người hèn hạ, thiếu nhân cách, không có những phẩm chất cao thượng và lí tưởng lớn. Trái nghĩa với tiểu nhân là quân tử.
  4. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  5. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  6. Ngàn
    Rừng rậm.
  7. Lể
    Miền Bắc gọi là nhể, động tác khều một vật gì ra bằng một vật nhọn (lể gai, lể ốc...).

    Lể ốc

    Lể ốc

  8. Nghèo rớt mùng tơi
    Có hai cách hiểu về câu này. Theo cách phổ biến, mùng (mồng) tơi ở đây chỉ loại dây leo quấn, mập và nhớt, lá dày hình tim, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường.

    Rau mùng tơi

    Rau mùng tơi

    Khi nấu canh mùng tơi, lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.

    Theo cách giải thích thứ hai, mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất) - loại áo khoác dùng để che mưa nắng, thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau, rất quen thuộc trong các gia đình nông dân Việt Nam trước đây. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi chứng tỏ rất nghèo.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  9. Tràng Lưu
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
  10. Làng Hết
    Địa danh nay thuộc xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  11. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Ngô đồng
    Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.

    Ô hay buồn vương cây ngô đồng
    Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông

    (Tì bà - Bích Khê).

    Ngô đồng trong Đại Nội ở Huế.

    Ngô đồng trong Đại Nội ở Huế.

  13. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  14. Khó
    Nghèo.
  15. Tay gà bới: các ngón tay xòe ra. Tay chó bới: các ngón tay chụm lại.
  16. Kênh Vĩnh Tế
    Một con kênh đào nằm song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Kênh được vua Gia Long cho bắt đầu đào với tháng 9 âm lịch năm 1819 đến tháng 5 âm lịch năm 1824 mới xong, qua hai lần tạm ngừng rồi tiếp tục đào. Đại Nam nhất thống chí chép: Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân mua bán đều được tiện lợi vô cùng.

    Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua Châu Đốc, An Giang

    Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua Châu Đốc, An Giang

  17. Hà Tiên
    Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.

    Hà Tiên về đêm

    Hà Tiên về đêm

  18. Bồ hòn
    Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

    Quả bồ hòn

    Quả bồ hòn

  19. Nghể
    Loại cây thân thảo thuộc họ rau răm, mọc hoang ở vùng đồi, bãi, ruộng cao trong mùa mưa ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thân cây nghể có chứa chất độc nên có thể dùng làm thuốc trừ sâu. Cây nghể còn là một vị thuốc trị giun, mụn nhọt...

    Cây nghể

    Cây nghể