Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  2. Có bản chép: Một xâu cá mè
  3. Có bản chép: Bảy bè gỗ lim.
  4. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  5. Có bản chép: Đôi chim đồi mồi.
  6. Có bản chép: hòn xôi.
  7. Giấc mộng Nam Kha
    Những ước mơ, giấc mộng không tưởng, hư ảo. Tiểu sử Nam Kha Thái Thú của tác giả Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc) kể: Thuần Vu Phân say rượu, nằm lăn ra ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình bước vào thân hòe, sang một thế giới khác, ở một nước tên Đại Hòe. Ông đỗ đạt, thăng quan làm Thái Thú ở quận Nam Kha nước này. Nhưng con đường công danh, binh nghiệp chẳng mấy chốc tiêu tan. Thuần Vu Phân tức giận, tỉnh giấc thì lần theo giấc mơ, tìm lại nước Đại Hòe, nhưng trong gốc hòe chỉ thấy một ổ kiến.
  8. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  10. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  11. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  12. Sợi phíp
    Từ tiếng Pháp fibre, nghĩa là sợi bông.
  13. Kaki
    Từ khaki, một loại vải dày thường dùng để để may quần tây, đồ lính cứu hỏa, quân đội, đồng phục bảo vệ, quần học sinh…

    Vải kaki

    Vải kaki

  14. Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
    Chế giễu việc lái xe thời bao cấp thường chỉ cho phụ nữ (mặc quần vải phíp) chứ không cho đàn ông (mặc quần vải kaki) đi nhờ xe.
  15. Xa
    Đồ dùng để kéo sợi dệt vải.
  16. Phường
    Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).

    Con này chẳng phải thiện nhân
    Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng

    (Truyện Kiều)

  17. Đông liễu tây đào
    Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
  18. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  19. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  20. Núi Thiên Bút
    Một ngọn núi nhỏ nằm ở địa phận xã Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Núi cao 60m, hình chóp nón, trên núi nhiều cây, trông xa tựa như ngọn bút lông chỉ lên trời. Về phía đông núi có hòn Nghiên tựa như nghiên mực. Vào buổi chiều tà có dải mây thấp thoáng in bóng đàn nhạn bay qua đỉnh núi, người xưa thường bảo ấy là lúc “Thiên Bút phê vân” (bút trời viết lên mây). Núi tượng trưng cho văn khí của Quảng Ngãi. Hiện nay trên đỉnh núi còn dấu tích một đền tháp Champa cổ.

    Núi Thiên Bút

  21. Quán Đàng
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Nam núi Thiên Bút, gần cầu Bàu Giang. Tục truyền xưa kia nơi ấy có một quán nhỏ bên đường mà khách bộ hành xuôi ngược thường dừng lại nghỉ chân, uống bát nước chè xanh, bàn đôi câu chuyện vãn. Cái tên Quán Đàng sinh ra từ đó.
  22. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.
  23. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).