Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  3. Chết chủ
    Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Cầu Đông
    Một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông còn cầu Dền nằm gần cửa bắc, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500m.

    Chợ Cầu Đông ngày nay

    Chợ Cầu Đông ngày nay

  5. Có bản chép: phán.
  6. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  7. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  8. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  10. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  11. Vu quy
    Về nhà chồng.
  12. Tu Bông
    Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
  13. Cổ Đô
    Một làng cổ trước đó có tên là An Đô, sau lại đổi là An Bang, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội . Xưa làng nổi tiếng với nghề dệt lụa (lụa Cổ Đô là loại lụa tiến vua) và truyền thống hiếu học.

    Phong cảnh làng Cổ Đô

    Phong cảnh làng Cổ Đô

  14. Chính tông
    Chính thống, đúng nguồn gốc.
  15. Cống
    Dâng nộp vật phẩm cho vua chúa.
  16. Nhãn lồng
    Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên

  17. Khôn
    Khó mà, không thể.
  18. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  19. Định chừng
    Liệu chừng.
  20. Cao Thắng
    (1864 – 1893) Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương. Ông có công chế tạo súng cho nghĩa quân, gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp. Tháng 11/1893, Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) khi mới 29 tuổi.