Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chim quy, chim hồng trong bài ca dao này chỉ người con gái đẹp.
  2. Alexandre Yersin
    (1863-1943) Bác sĩ, nhà khoa học và nhà thám hiểm người Pháp, người tìm ra vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Yersin gắn bó và có nhiều công lao với nước ta: sáng lập trường Y khoa Đông Dương (Đại học Y Hà Nội ngày nay), khám bệnh miễn phí cho người nghèo, xây dựng những cơ sở sản xuất huyết thanh và thuốc chống sốt rét đầu tiên... Khi thám hiểm cao nguyên miền Trung, ông phát hiện ra Lâm Viên (Lang Bian).

    Yersin an nghỉ tại Suối Dầu, Nha Trang. Sinh thời, ông được người dân yêu quý và gọi là ông Năm theo cấp bậc quan Năm của ông trong quân đội Pháp. Ngôi nhà của ông ở xóm Cồn được gọi là lầu ông Năm.

    Bác sĩ Yersin

    Bác sĩ Yersin

  3. Văn thân
    Người có học thức ngày xưa, chọn khoa bảng làm đường tiến thân.
  4. Thượng Bắc
    Người Thanh Hóa, làm tay sai đắc lực cho Pháp.
  5. Bởi chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  6. Án thư
    Bàn thời xưa dùng để sách vở bút nghiên trên đó.
  7. Ngũ Kinh
    Năm bộ sách kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo, được cho là do Khổng Tử san định, soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm có:

    1. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ.
    2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
    3. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước.
    4. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái...
    5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử. Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc đã xảy ra.

  8. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  9. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  10. Lồn tù cặc lính
    Chỉ việc bị kìm hãm lâu ngày.
  11. Gái khéo vá vai, trai tài phủ nóc
    Phụ nữ thể hiện sự khéo léo bằng cách vá phần rách ở vai áo; đàn ông thể hiện sự tài giỏi bằng cách sửa chữa, lợp lại nóc nhà.
  12. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  13. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  15. Tiền
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta, bằng 60 đồng tiền kẽm.
  16. Phi cao đẳng bất thành phu phụ
    Không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đây là “chủ trương kén chồng” của các cô gái Hà Nội thời Pháp thuộc (ở thời ấy bằng cao đẳng là rất cao).
  17. Thọ bệnh
    Mắc bệnh (từ Hán Việt).
  18. Ba trăng
    Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
  19. Đại hàn
    Một trong hai mươi bốn tiết khí, thường bắt đầu vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 1 dương lịch. Trong khoảng thời gian này thông thường thời tiết rất lạnh (đại hàn) ở Bắc bán cầu Trái Đất; chính xác hơn là ở Trung Hoa cổ đại. Ở miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, tiết trời cũng rất lạnh và có gió mùa Đông Bắc.
  20. Đông chí
    Một trong hai mươi bốn tiết khí, bắt đầu vào giữa mùa đông.
  21. Nhạo
    Bình nhỏ có vòi dùng để đựng rượu (phương ngữ).
  22. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  23. Có bản chép: Qua nằm thuyền vắng.
  24. Có bản chép: lâu về.
  25. Bắc nam
    Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
  26. Có bản chép: thui thủi.
  27. Sao đang
    Sao nỡ đành.
  28. Liễu Đôi
    Tên một làng ngày xưa là xã Liễu Đôi (gồm các thôn Đống Thượng, Đống Cầu, Đống Tháp và Đống Sấu), nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là một mảnh đất giàu truyền thống thượng võ, hằng năm có hội thi vật võ nổi tiếng được tổ chức từ mồng năm đến mồng mười tháng Giêng âm lịch, thu hút các đồ vật gần xa đến đua tài. Đặc biệt, hội vật Liễu Đôi cho phép cả phụ nữ tham dự.

    Hội vật Liễu Đôi

    Hội vật Liễu Đôi