Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nghiệt
    Ác nghiệt, nghiệt ngã.
  2. Cội
    Gốc cây.
  3. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  4. Tam Quan
    Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.

    Dừa Tam Quan

    Dừa Tam Quan

  5. Có bản chép: chờ lời chàng phân.
  6. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  7. Cứt lợn
    Còn có tên là cỏ hôi hoặc cây bù xít, một loại cây mọc hoang có mùi rất hắc. Theo đông y, cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng; thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu...

    Cây cứt lợn

    Cây cứt lợn

  8. Sông Cầu
    Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

  9. Củ đậu
    Một loại cây dây leo cho củ to, bột, nhiều nước, vị ngọt, thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào. Miền Trung và miền Nam gọi củ đậu là sắn dây hoặc sắn nước.

    Củ đậu

    Củ đậu

  10. Phường Lụa
    Địa danh trước thuộc thôn Ngân Sơn, xã An Thạch, nay thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phường Lụa nổi tiếng bánh tráng và sắn.

    Sắn Phường Lụa

    Sắn Phường Lụa

  11. Tuy Hòa
    Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.

    Cầu bắc ngang sông Đà Rằng, thành phố Tuy Hoà

    Cầu bắc ngang sông Đà Rằng, thành phố Tuy Hoà

  12. Bông vải
    Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.

    Bông vải

    Hoa bông vải

  13. Hòa Đa
    Tên một thôn nay thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có món bánh tráng Hòa Đa mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước để cuốn thức ăn, là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.

    Bánh tráng Hòa Đa

    Bánh tráng Hòa Đa

  14. Có bản chép: trúc.
  15. Đồng bạc Đông Dương do Phủ toàn quyền chính phủ Đông Pháp phát hành trong giai đoạn phát xít Nhật chiếm đóng Việt Nam (1940 - 1945). Đồng tiền được đúc bằng chì thay vì bạc như trước đây, mặt sau có hình bó lúa.

    Đồng bạc Đông Dương đúc năm 1940

    Đồng bạc Đông Dương đúc năm 1940

  16. Tiền giấy Đông Dương mệnh giá 10 xu (10 cents) do Phủ toàn quyền chính phủ Đông Pháp phát hành trong giai đoạn phát xít Nhật chiếm đóng Việt Nam (1940 - 1945). Mặt trước in dòng chữ "Gouvernement Général de l'Indochine" (thay vì "Banque de l'Indochine" như trước), mặt sau có hình người cưỡi voi.

    Tiền giấy Đông Dương mệnh giá 10 xu

    Tiền giấy Đông Dương mệnh giá 10 xu

  17. "Thầy tăng" là cách nói lái của "thằng Tây." Trong câu ca dao này, "thằng Tây" chỉ thực dân Pháp lúc ấy đang xâm chiếm nước ta.
  18. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  19. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  20. Củ ấu
    Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Củ ấu

    Củ ấu

  21. Bồ hòn
    Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

    Quả bồ hòn

    Quả bồ hòn

  22. Tượng Gambetta
    Còn gọi là tượng Ba Hình, Bức tượng của Léon Gambetta, một chính khách người Pháp chủ trương ủng hộ chính sách thuộc địa, được Pháp cho xây dựng ở quảng trường chợ Cũ Sài Gòn (nay là giao lộ Lê Duẩn - Pasteur), sau được chuyển vào khuôn viên Tao Đàn (nên người dân gọi là vườn Ông Thượng). Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa thì năm 1945 khi Nhật đến Việt Nam, "chánh phủ Pháp muốn thâu dụng số đồng dùng vào chiến tranh, sai thợ nấu lão Gambetta, thì hỡi ôi! Thân lão là ersatz (thế phẩm), đồ đồng giả, không dùng được..."

    Tượng Gambetta tron vườn Tao Đàn

    Tượng Gambetta trong vườn Tao Đàn

  23. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  24. Khôn
    Khó mà, không thể.
  25. Vua Lê chúa Trịnh
    Một thời kì trong lịch sử nước ta, kéo dài từ năm 1545, khi Trịnh Kiểm thâu tóm toàn bộ binh quyền nhà Lê, cho đến năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc đánh Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh." Trong giai đoạn này mặc dù nhà Lê trên danh nghĩa vẫn tồn tại, nhưng thực chất quyền hành nằm cả trong tay các chúa Trịnh. Quan hệ vua Lê-chúa Trịnh thật ra là quan hệ cộng sinh: Vua Lê muốn tồn tại được phải nhờ cậy vào thế lực của chúa Trịnh; ngược lại, Chúa Trịnh muốn tiêu diệt được các đối thủ của mình cũng phải dựa vào “cái bóng” của vua Lê.
  26. Để
    Ruồng bỏ.