Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  2. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  3. Đồng Lầm
    Tên cũ của làng Kim Liên, nay thuộc phường Phương Liên, huyện Đống Đa, Hà Nội. Làng được lập nên từ năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô về thành Thăng Long. Đến năm Kỷ Sửu (1619), vua Lê Thần Tông đổi tên làng thành Kim Hoa (Bông hoa vàng). Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị đổi tên làng thành làng Kim Liên (Bông sen vàng), vì kỵ húy mẹ vua là Hồ Thị Hoa. Xưa kia, dân làng sống thành từng xóm ven các gò đất cao với nghề làm ruộng, thả cá, thả rau muống, thả sen, nhuộm vải...
  4. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  5. Má đào
    Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.

    Bấy lâu nghe tiếng má đào,
    Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
    (Truyện Kiều)

  6. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  7. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  8. Dằn
    Đặt mạnh xuống.
  9. Trương Phúc Loan
    (? - 1776) Hay Trương Phước Loan, một quyền thần cuối thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trong hơn mười năm cầm quyền, Quốc phó Trương Phúc Loan đã lạm dụng quyền hành mưu lợi riêng, khuynh đảo chính sự ở Đàng Trong, góp phần gây nên sự sụp đổ chính quyền các chúa Nguyễn. Sinh thời, nhân dân oán ghét gọi ông là Trương Tần Cối (Tần Cối là tên một gian thần đời Tống trong lịch sử Trung Quốc).
  10. Nguyễn Phúc Dương
    (? - 1777) Vị chúa Nguyễn thứ 10 ở Đàng Trong, hiệu Tân Chính vương, là em con chú của Nguyễn Phúc Ánh. Chính quyền chúa Nguyễn bấy giờ đương nguy khốn, trong thì bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, ngoài thì bị quân chúa Trịnh và quân Tây Sơn vây đánh. Ông là người có chí khôi phục nghiệp tổ tiên nhưng không thành.
  11. Quân Tây Sơn khi khởi nghĩa đã lấy danh nghĩa tôn phù Hoàng tôn Dương (lúc ấy Nguyễn Phúc Dương chưa lên ngôi chúa), trừ khử quyền thần Trương Phúc Loan. Câu này được cho là do anh em Nguyễn Nhạc đặt ra để tuyên truyền tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng (quân Tây Sơn khi lâm trận thường la ó ầm ĩ).
  12. Tây Sơn
    Tên cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, đồng thời cũng là tên vương triều được lập ra từ cuộc khởi nghĩa này và kéo dài từ 1788 đến 1802. Khởi nghĩa và vương triều Tây Sơn có công rất lớn trong việc bình định đất nước, chấm dứt thời kì loạn lạc Trịnh-Nguyễn phân tranh, đồng thời giữ vững bờ cõi trước sự xâm lược của quân Thanh. Tây Sơn gắn liền với hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  13. Cối
    Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).

    Cối đá

    Cối đá

  14. Tái hồi
    Quay lại (từ Hán Việt).
  15. Mang ý dặn đi dặn lại
  16. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  17. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  18. Vại
    Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.

    Vại nước

    Vại nước

  19. Vọng Phu
    Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
  20. Tre lướt cò đậu
    Tre ngã lướt xuống, cò lại đậu lên trên. Nhân lúc người ta gặp nguy nan mà làm hại. Câu này có nghĩa tương tự như Giậu đổ bìm leo.
  21. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  22. Ma trơi
    Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.

    Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
    Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
    Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
    Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười

    (Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)

  23. Có bản chép: thì.