Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rạp hát bóng
    Rạp chiếu phim (từ cũ).
  2. Sở đồ hình
    Trại giam (từ cũ).
  3. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  4. Nọc
    Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.

    Nọc

    Nọc

  5. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  6. Cơm khê
    Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
  7. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  9. Có bản chép: Áo dài.
  10. Nệ
    Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
  11. Thời vận bất tề
    Vận số không được bình thường, suôn sẻ.

    Ta hô! Thời vận bất tề, mệnh đồ đa suyễn
    (Than ôi! Thời vận chẳng bình thường, đường đời nhiều ngang trái)
    (Đằng Vương các tự - Vương Bột).

  12. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  13. Bòn bon
    Một loại kẹo (phiên âm từ tiếng Pháp bonbon).

    Kẹo bòn bon

    Kẹo bòn bon

  14. Sô cô la
    Phiên âm từ tiếng Pháp chocolat.
  15. Sữa hột gà
    Một món giải khát thành phần chủ yếu gồm lòng đỏ trứng gà, sữa, soda.

    Soda sữa hột gà

    Soda sữa hột gà

  16. Dầu cù là
    Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.

    Dầu cù là

    Dầu cù là

  17. Có bản chép: Pepsi.
  18. Hổ mang
    Một loại rắn rất độc, thân mình có thể dài tới 2m, không có vảy má, thường bạnh cổ ra khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn.

    Rắn hổ mang

    Rắn hổ mang

  19. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  20. Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng
    Mâm cỗ có đơn sơ (lưng, không đầy đủ do nhiều hoàn cảnh) không đáng trách bằng việc con cháu quên ngày giỗ ông bà, cha mẹ.
  21. Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt
    Kinh nghiệm dân gian: chó có đốm ở đầu (hoặc lưỡi) là chó tốt, trung thành với chủ, còn chó có đốm ở đuôi thì thường hung dữ, cắn cả chủ.
  22. Đông Loan
    Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
  23. Nội Hoàng
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
  24. Hào mục
    Người có thế lực ở làng xã thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi làng thường có hội đồng hào mục; những người có chức sắc trong làng đều có quyền tham dự.
  25. Nha
    Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.