Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cộ
    Xe tay, xe bò (từ cũ). Ngựa cộ là ngựa kéo xe.
  2. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  3. Nọng
    Khoanh thịt ở cổ gia súc cắt ra, thường không ngon.
  4. Chiết tự chữ phú 富 (giàu) gồm chữ miên 宀 (mái lợp), chữ nhất 一 (một), chữ khẩu 口 (miệng), và chữ điền 田 (ruộng) ghép lại.
  5. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  6. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Bất luận
    Không kể.
  8. Be
    Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.

    Be rượu bằng sứ

    Be rượu bằng sứ

  9. Dưới thời bao cấp, nhà vệ sinh chung trong các chung cư, nhà tập thể đều dùng xí xổm.
  10. Cải tử hoàn sinh
    Biến đổi cái chết thành cái sống, cứu cho người sắp chết được sống (chữ Hán).
  11. Hòa Làng
    Tên một làng nay thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng là một trong 8 làng cười truyền thống của tỉnh, gồm có: Hòa Làng, Dương Sơn, Tiên Lục, Đông Loan, Nội Hoàng, Phụng Pháp, Cao Lôi, và Khả Lý.
  12. Rơm
    Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).

    Một ụ rơm

    Một ụ rơm

  13. Cậu ấm cô chiêu
    Chiêu là từ chỉ học vị tiến sĩ thời Lê còn ấm là chức tước do triều đình ban cho con cháu các quan từ ngũ phẩm trở lên. Con cái những người này được gọi là "cậu ấm," "cô chiêu," sau được dùng để chỉ chung con cái những nhà giàu có.
  14. Xở xang
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xở xang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  15. Thời
    Cái giỏ cá (phương ngữ).
  16. Tù và
    Dạ dày ếch, hay được chế biến thành các món ăn.

    Tù và ếch xào măng

    Tù và ếch xào măng

  17. Ngóe
    Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
  18. Xương sông
    Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...

    Lá xương sông

    Lá xương sông

  19. Xáng
    Tàu, thuyền lớn (phương ngữ Nam Bộ). Từ này cũng như từ xà lan có gốc từ tiếng Pháp chaland, một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc...
  20. Kinh
    Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

  21. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  22. Khái
    Con hổ.
  23. Lòi
    Lùm cây, bụi rậm (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  24. "Xanh cọng, nóng nác" chỉ việc luộc rau chưa chín. Cả câu ý nói hấp tấp, thiếu chín chắn thì dễ gặp tai vạ.
  25. Sông Vệ
    Một con sông ở tỉnh Quảng Ngãi, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, qua giáp ranh giữa Mộ Đức và Tư Nghĩa, rồi đổ ra biển Đông tại cửa Lở. Sông Vệ cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

    Sông Vệ nhìn từ trên không

    Sông Vệ nhìn từ trên không

  26. Chợ Gò
    Tức chợ Quán Lát, một cái chợ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  27. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Thi Phổ
    Tên một làng nay là thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nơi có nghề làm mạch nha truyền thống nổi tiếng cả nước.
  29. Dắt Dây
    Tên một nhánh sông thuộc hệ thống sông Thi Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
  30. Đồng Cát
    Tên chợ trung tâm của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  31. Lò Thổi
    Một địa danh nay thuộc xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, là vùng rừng núi. Có người cho rằng, vùng này có tên gọi như vậy vì từng là nơi nghĩa quân của Nguyễn Tự Tân (thuộc phong trào Cần Vương) khai thác và nấu quặng sắt để rèn đúc vũ khí.
  32. Tú Sơn
    Một địa danh nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước là khu đồng rộng.
  33. Quán Sạn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quán Sạn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  34. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  35. Chợ Huyện
    Tức chợ Thu Xà, thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Xem chú thích Thu Xà.
  36. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  37. Sông Trà Câu
    Một con sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sông dài 40km, bắt nguồn từ vùng Hồng Thuyền, Vực Liêm (phía Nam đèo Đá Chát) chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để ra cửa biển Mỹ Á.
  38. Châu
    Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).

    Giọt châu lã chã khôn cầm
    Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương

    (Truyện Kiều)

  39. Một số nguồn có thêm hai câu sau đây ở đầu bài:

    Kéo nhau qua cửa Hùng Quan
    Chim muôn tiếng hát, hoa ngàn hương đưa.

    Cửa Hùng Quan chính là cửa ải Hải Vân, ngăn giữa Huế và Đà Nẵng, không liên quan đến Quảng Ngãi. Vì vậy chúng tôi đặt dấu chấm hỏi ở đây.

  40. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  41. Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu, hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
    Giàu cùng chung vui, nghèo cùng chung lo, gặp hoạn nạn thì cứu nhau, sống chết không chia lìa. Đây là những câu người ta hay thề khi kết nghĩa anh em, vợ chồng.
  42. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  43. Vu quy
    Về nhà chồng.
  44. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  45. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  46. Nhơn
    Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  47. Phỉnh phờ
    Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
  48. Lũy
    Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

  49. Thiên hương
    Hương trời. Chỉ vẻ mặn mà của người đàn bà đẹp. Cành thiên hương (cành hoa thơm của trời) cũng được dùng để chỉ người đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)