Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trâm gãy bình rơi
    Từ thơ của Bạch Cư Dị: Bình truỵ trâm chiết thị hà như / Tự thiếp kim triêu dữ quân biệt (Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? Nó giống như cảnh biệt li của thiếp với chàng buổi sáng nay). Chỉ chuyện li biệt hoặc tình duyên tan vỡ.
  2. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  3. Nam Tào
    Vị tiên trông coi bộ sổ sinh của con người ở trần gian, tức sổ những người được sinh ra đời, gọi là sổ Nam Tào (theo điển tích xưa và theo một số tín ngưỡng dân gian).
  4. Dao cầu
    Loại dao của thầy thuốc, dùng để cắt thuốc. Nghề thầy thuốc trước đây vì thế cũng được gọi là nghề "dao cầu."

    Dao cầu

    Dao cầu

  5. Nghĩa là thầy thuốc cũng như Nam Tào đều có thể quyết định số mệnh người khác.
  6. Ra vời
    Ra khơi đánh bắt cá.
  7. Chữ đức 德 bên trái có chữ xích 彳(bước ngắn), đọc gần với chữ "chích," bên phải từ trên xuống dưới có chữ thập 十 (mười), tứ 四 (bốn), nhất 一 (một), và tâm 心 (tim).
  8. Đụn
    Kho thóc.
  9. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Binh nhung
    Binh 兵 (binh lính) và nhung 戎 (vũ khí, binh lính). Chỉ binh khí, quân đội, hoặc hiểu rộng ra là việc quân.
  11. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  12. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  13. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  14. Ô thước
    Con quạ (ô) và con chim khách (thước). Trong một số ngữ cảnh, từ này được dùng để gọi chung một loài chim.
  15. Ở đây có lẽ có sự nhầm lẫn giữa chữ ô (con quạ) với ô (màu đen).
  16. Trẫm
    Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
  17. Hát bội
    Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.

    Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."

    Một cảnh hát bội

    Một cảnh hát bội

    Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.

  18. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  19. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  20. Vầy
    Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  22. Quy y
    Đi tu. Hai chữ quy y có nghĩa đen là "quay về nơi nương tựa." Câu-xá luận quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói: "Nghĩa của Quy y là gì? Là cứu tế; vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ ách."