Hái dâu ngọn ngắt, ngọn chừa
Ba cô đã lớn mà chưa có chồng
– Hái dâu ngọn ngắt, ngọn không
Lêu lêu mắc cỡ, có chồng sạch trơn!
Ngẫu nhiên
-
-
Ai về Cái Cá hái lá rau mơ
-
Đồng Nai gạo trắng nước trong
-
Ngày xưa em ở trong nôi
-
Giàu thì thịt cá bĩ bàng
-
Đường đi không tới nửa ngày
-
Tay ôm mền gấm, em nắm cái mền nỉ
Tay ôm mền gấm, em nắm cái mền nỉ
Tiếc công em may cặp gối kỹ anh nằm
Hôm nay anh ăn ở bạc, em xách ra bằm chớ để làm chi -
Bồng bống bông
Bồng bống bông,
Màn Đổng Tử, gối Ôn Công,
Lớn lên em phải ra công học hành,
Làm trai gắng lấy chữ danh,
Thi thư nếp cũ, trâm anh dấu nhà.
Hỡi ha ha,
Chị nay chút phận đàn bà,
Tam tòng tứ đức, phận là nữ nhi.
Mong em khôn lớn kịp thì,
Năm xe lầu thuộc, sáu nghề tinh thông.
Bồng bống bông,
Anh tài ra sức vẫy vùng,
Nữ nhi lại cũng bạn cùng bút nghiên.
Cõi đời là cuộc đua chen,
Anh hùng cũng thể, thuyền quyên cũng là. -
Anh về thắt rế kim cang
-
Bà dì xù xì xó bếp
Bà dì xù xì xó bếp
-
Nói lộn chạch lộn lươn
-
Thuyền tôi chở lưới chở câu
Thuyền tôi chở lưới chở câu
Thuyền đâu mà chở hàm râu ông già -
Ai về chợ Nhót mua tranh
Ai về chợ Nhót mua tranh
Gặp người con gái bán hoành sơn son
Nhắn rằng dù cách núi non
Nhân duyên đã hẹn lòng son vẫn chờ.Dị bản
Ai về chợ Nhót mua tranh
Mua hàng quả hộp, mua hoành sơn son
Mua con người lịch đẹp giòn
Múa tay thảo nét trúc vờn, điều bay.
-
Bằng cái đầu trâu
-
Đêm khuya thức ngủ hỡi nàng
Dị bản
-
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ
Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ
Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời
Cấy cày cực lắm em ơi
Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no
– Gái Ba Xuyên tuy quê mùa dân dã
Tóc dài bỏ xõa áo vải bà ba
Nắng táp mưa sa mà mịn da dài tóc
Không đẹp bằng ai nhưng vừa vóc
Tuy quê quýt nhưng không thích trai vườn
Trai mà dở dở ương ương
Ngồi không hái trái hết đường tương lai -
Nhớ ai, em những khóc thầm
-
Ô rô ba lá ô rô
Dị bản
-
Gớm thay cái lũ to đầu
Gớm thay cái lũ to đầu
Không bằng em nhỏ giữ trâu ngoài đồng -
Hỡi o cợi con tru đực cao kì
Chú thích
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bĩ bàng
- Đầy đủ, tươm tất.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đổng Tử
- Tức Đổng Trọng Thư (179 TCN - 117 TCN) một học giả đời Tây Hán bên Trung Quốc. Ông từ nhỏ đã nổi tiếng chăm chỉ học tập, từng ba năm liên tục buông màn để đọc sách, mắt không liếc ra ngoài. Ông có công đưa đạo Nho trở thành hệ tư tưởng học thuật thống trị ở Trung Quốc.
-
- Ôn Công
- Tên hiệu Tư Mã Quang, một viên thừa tướng đời Tống, bên Trung Quốc, nổi tiếng ham đọc sách. Điển tích kể lại khi đọc sách, Ôn Công chọn dựa mình vào gối tròn để khi ngủ gục, gối lăn, lại tỉnh dậy đọc. Từ đó, "gối Ôn Công" thường là được dùng chỉ về nết học hành chăm chỉ.
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Tứ đức
- Cùng với "tam tòng", là những quy định xuất phát từ Nho giáo mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Tứ đức bao gồm:
- Công: Nữ công, gia chánh phải khéo léo.
- Dung: Dáng người phải gọn gàng, dễ coi
- Ngôn: Ăn nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng
- Hạnh: Tính nết phải hiền thảo, nết na, chín chắn.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Ngũ Kinh
- Năm bộ sách kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo, được cho là do Khổng Tử san định, soạn thảo hay hiệu đính. Ngũ Kinh gồm có:
1. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ.
2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
3. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước.
4. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái...
5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử. Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc đã xảy ra.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Kim cang
- Một loại cây dây leo mọc hoang tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta, còn có tên gọi là khúc khắc, thổ phục linh, củ cun, kim cang mỡ, cây nâu... Củ và lá cây là vị thuốc chữa các bệnh như ghẻ lở, đau nhức. Thân cây khi phơi khô trở nên rất bền chắc, hay được dùng để đan lát đồ gia dụng.
-
- Đũa bếp
- Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Đông Phù
- Tên nôm là làng Nhót, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Trước đây Đông Phù là vùng đất trọng yếu ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi có đường bộ, đường thuỷ khá thuận tiện cho việc giao thương. Thời 12 sứ quân, tướng Nguyễn Siêu lập đại bản doanh ngay trên đất này, nay còn dấu vết thành luỹ. Cuối năm 1426, Bình Định Vương Lê Lợi bao vây quân Minh ở thành Đông Quan, đã đặt sở chỉ huy tại đình làng. Hơn 300 năm sau, đại quân Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra giải phóng Thăng Long cũng có qua Đông Phù.
-
- Hoành phi
- Nguyên nghĩa là bảng nằm ngang, một dạng thư hoạ (tranh chữ), được dùng rộng rãi trong dân gian (đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở...). Hoành phi có nhiều loại, có loại sơn son chữ vàng, có loại sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt. Hoành phi được treo ở những nơi thờ cúng như đình, đền, nhà thờ họ, phía trên bàn thờ gia tiên, nơi lăng mộ... Vị trí của hoành phi thường treo ngay ngắn nơi chính giữa hoặc những vị trí trang trọng khác của đền, đình hoặc ngôi nhà. Có gia đình chỉ treo tại bàn thờ tổ tiên một bức hoành phi, nhưng cũng có gia đình treo đến hai ba bức, thường là gia đình khá giả. Xưa, những nhà nghèo không có hoành phi bằng gỗ thường dùng những tấm cót, nẹp vào rồi dán những tấm giấy đỏ có viết đại tự lên.
Chữ viết trên bức hoành phi thường có ý nghĩa bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên hoặc những người có công với đất nước.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn Ái
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Ô rô
- Tên khác là ô rô gai, ô rô nước, ắc ó, lão thử lặc, là một cây nhỏ, cao 0,5-1,5m. Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt, có lấm tấm đen. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta. Cây ô rô là một vị thuốc dân gian.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Cỡi
- Cưỡi (phương ngữ Trung Bộ). Cũng được phát âm là cợi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Kì
- Sống lưng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tắc, hò, rì
- Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).