Nón em chẳng đáng mấy đồng
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc quai vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc vì nón lá quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm
Ngẫu nhiên
-
-
Thịt gà không lá chanh như anh không nàng
Thịt gà không lá chanh như anh không nàng
-
Trăm năm đôi chữ tình duyên
Trăm năm đôi chữ tình duyên
Lấy lời vàng đá mà nguyền non sâu
Ngày thăm thẳm nhớ non sâu
Đêm khuya vò võ dạ sầu đăm đăm
Tiếc về đôi chữ tình thâm
Cho nên bối rối ruột tằm chẳng khuây
Tình thâm kẻ đấy người đây
Đã xe chỉ thắm còn lay cành sầu
Biết nhau xin nhớ lời nhau
Chơi hoa phải giữ lấy màu cho hoa. -
Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi
Cái nón của chàng đẹp lắm chàng ơi
Chàng cho thiếp mượn che trời nắng mưa
Nón chàng thiếp đội cũng vừa
Cái nón cũng đẹp, cái tua cũng giòn -
Bộ xuống thì sở mổ trâu
Bộ xuống thì sở mổ trâu,
Sở lên, bộ hỏi “Đi đâu đấy mày?” -
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?Dị bản
Em than một tiếng than, trời đất xây vần,
Chim trên cành còn khóc tức tưởi, huống chi kẻ phàm trần lại ngó lơ?
-
Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng
-
Ai về Giáp Nhị năm xưa
-
Thương nhau không được ngỏ lời
Thương nhau không được ngỏ lời
Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên -
Công anh đốn ráng thả đìa
-
Mình em như cây thầu đâu
-
Chim quyên xuống đất ăn giun
Dị bản
-
Nước trong veo bao giờ có cá
-
Tám xóm nhóm lại hai phe
-
Sông Thao nước đục người đen
-
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người -
Làm phúc phải tội
Làm phúc phải tội
-
No ra bụt, đói ra ma
No ra bụt, đói ra ma
Đó là cái thói người ta thường tình -
Khen ai khéo tiện ngù cờ
-
Em một khuyên anh bớt thảm
Chú thích
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng
- Mâm cỗ có đơn sơ (lưng, không đầy đủ do nhiều hoàn cảnh) không đáng trách bằng việc con cháu quên ngày giỗ ông bà, cha mẹ.
-
- Mậm
- Mầm (thường dùng cho các loại cây lương thực như lúa, ngô). Lúa mọc mậm là lúa đã mọc mầm, rễ từ hạt, thường là do ngâm lâu dưới nước.
-
- Hàng Nồi
- Thời Pháp thuộc tên Rue de Paris, nay là phố Nguyễn Thiện Thuật, một phố cổ ở thành phố Nam Định.
-
- Ráng
- Một loài dương xỉ lớn thường mọc thành bụi ở bờ kinh rạch, trong các rừng ngập mặn. Chồi, bẹ và lá ráng non được chế biến thành các món luộc hoặc xào. Cọng lá khô thì cứng và lâu mục nên được dùng bó chổi, làm chà thả xuống ao đầm nuôi cá. Thân lá được dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Cá cựu
- Cá sống lâu năm trong vùng đất ngập nước hoặc ở lâu trong đìa liên tiếp mấy năm không tát.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Vận
- Sự may rủi lớn xảy ra trong đời một con người, vốn đã được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo (chữ Hán).
-
- Câu ca dao được cho là nói về Trần Khánh Dư. Ông nguyên con nhà dòng dõi, có công đánh giặc được phong tước Nhân Huệ Vương, lại được Thượng hoàng Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Sau vì phạm trọng tội với gia đình Trần Hưng Đạo nên phải cách hết chức tước, tịch thu gia sản, ông lui về quê nhà ở Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương) làm nghề bán than. Sau ông được Trần Nhân Tông phục chức, góp công rất lớn trong cuộc chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Lọc lừa
- Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
-
- Ngù
- Núm tròn chụp lên chóp mũ nón, cán cờ, cán binh khí thời trước, thường có đính những tua màu đẹp rủ xuống hoặc chòm lông dài.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Cơ cừu
- Cơ 箕 là cái giần, cái thúng, cừu 裘 là áo cừu (áo làm bằng da hoặc lông thú). "Cơ cừu" (hay "cơ cầu") chỉ nghiệp nhà, việc con cháu học theo và phát triển nghề nghiệp của cha ông.
Chữ trong sách Lễ Kí: Lương dã chi tử tất học vi cừu, lương cung chi tử tất học vi cơ (Con nhà thợ đúc giỏi tất học được cách làm áo da, con nhà thợ làm cung giỏi tất học được cách làm thúng).