Hừng đông vừa sáng, cửa ván còn cài
Anh ra vô không đặng ngồi ngoài thở than
Biết chừng nào cho phượng gặp loan
Cho chàng gặp thiếp thở than đôi lời
Ngẫu nhiên
-
-
Tay cầm gàu nước chia hai
-
Bánh tày nhân cá rô
-
Hỡi cô mặc yếm cổ xây
-
Bồng bồng cõng rồng đi chơi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhà bà giàu thịt thà đầu mâm đầy thớt
-
Nước trong thấy đá, cá lội thấy hình
-
Em về lập quán bán nem
Em về lập quán bán nem
Có ai hỏi đến của em, em nhờ -
Bắt con còng gió, anh bỏ vào hang
-
Cáo chết ba năm quay đầu về núi
-
Tham bát bỏ mâm
Tham bát bỏ mâm
-
Có lòng thì trả ơn lòng
-
Khoai lang củ sượng, củ trân
-
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
Bán chạy khỏi lạy láng giềng
-
Vung tay quá trán
Vung tay quá trán
-
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Dị bản
-
Em lén phụ mẫu, may cho tình nhân cái áo
-
Em đã có chồng như ngựa đủ yên
-
Cô ba, cô bảy có chồng
-
Có làm thì mới có ăn
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến choDị bản
Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Bánh tày nhân cá rô
- Chỉ sự quê mùa, lạc hậu ngày trước ở vùng Yên Thành, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Yếm cổ xây
- Loại yếm có cổ khoét tròn.
-
- Lích kích
- Lịch kịch. Phiền phức và mất nhiều công.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Cáo chết ba năm quay đầu về núi
- Bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán "Hồ tử thú khâu", có nghĩa là "Cáo chết hướng [về] gò". Câu này chỉ những người yêu quê hương, tuy sống ở tha phương nhưng lúc chết muốn được chôn ở quê nhà. Thành ngữ "Cóc chết ba năm quay đầu về núi" là một phiên bản sai, bị bóp méo từ câu này, theo diễn giải của học giả An Chi.
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Trân
- (Khoai) luộc chưa chín. Đồng nghĩa với sượng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nọc
- Cọc cắm xuống đất để dây trầu quấn mà mọc lên.
-
- Áo chẹt
- Áo bó sát người (chẹt có nghĩa là chỗ hẹp).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tình nhân
- Người yêu.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Yên
- Mảnh da uốn cong đặt trên lưng ngựa, làm chỗ ngồi cho người cưỡi ngựa.
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Xe kéo
- Cũng gọi là xe tay, một loại xe hai bánh do một người kéo, thường dùng để chở khách. Xe kéo xuất hiện ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19, do người Pháp đem qua, và đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giai cấp, người bóc lột người trong xã hội Pháp thuộc. Sau 1945, xe kéo bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
(Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)