Hai mươi phát tấu chùa Bi
Trai đi được vợ, gái đi được chồng
Ngẫu nhiên
-
-
Hai đứa mình hòa, phụ mẫu không hòa
-
Anh em như thể tay chân
Anh em như thể tay chân
-
Sau gò có cái vườn tre
-
Chó giữ nhà gà gáy sáng
Chó giữ nhà, gà gáy sáng
-
Trách thân mà cũng giận người
Trách thân mà cũng giận người
Trách thân lắm lắm, giận người bao nhiêu? -
Con cua nó ở dưới hang
Video
-
Trêu ong ong đốt trêu Bụt Bụt đâm
-
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một chút một rầu như dưaDị bản
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một phút dạ rầu như dưa
-
Có con mà chẳng có cha
-
Ông cố bên Tàu, ông cố của ai?
-
Làm thơ mà dán cây đa
-
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay
Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phầnDị bản
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp chờ lộ tiếng ai hay
Kẻo cái miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Xấu em đi một nửa, chàng gầy một phân
-
Quảng Ngãi đãi ra sạn
-
Gặp em đây anh dặn mấy lời
-
Xe mười, Pháo bảy, Ngựa ba
-
Thứ nhất Thế Đức gan gà
-
Mấy lời than của anh nghe sao mà thiết yếu
-
Nhất y nhì dược
Dị bản
Nhất Y, nhì Dược
Tạm được Bách khoa
Qua loa Sư phạm
-
Trời mưa ướt lá đài bi
Dị bản
Cái cây đài bi, cái lá đài bi
Mẹ thương con mẹ, thương gì nàng dâu
Chú thích
-
- Chùa Đại Bi
- Dân gian gọi là chùa Bi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Giáp Ba, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thờ thiền sư Đạo Hạnh. Từ lâu chùa Đại Bi đã trở thành nơi du ngoạn của khách thập phương, nhất là vào dịp hội chùa đầu xuân từ 20 đến 23 tháng Giêng âm lịch.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Lý
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam. Lý đặc biệt phát triển từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, vô Nam Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Thể tài rất đa đa dạng và hết sức bình dị, từ các loại cây trái, thức ăn bình dân cho tới những phong tục, lễ nghi, hội hè, sinh hoạt hàng ngày...
-
- Kình càng
- Kềnh càng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Quảng Ngãi
- Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Sạn
- Hạt đá nhỏ.
-
- Ba sanh hương lửa
- Hương bén lửa để mùi thơm bay xa và lâu suốt ba sinh, chỉ tìm cảm nồng đậm của đôi trai gái.
-
- Xe mười, pháo bảy, ngựa ba
- Giá trị của các quân cờ trong cờ tướng, theo đó quân Xe có giá trị nhất, quân Pháo có giá trị trung bình, và quân Mã (ngựa) kém giá trị nhất.
-
- Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần
- Ba loại ấm trà quý làm từ đất chu sa (đất sét đỏ), có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Đài bi
- Hay đại bi, còn có tên khác là từ bi xanh, đại ngải, bơ nạt, phặc phả (Tày), co nát (Thái), là loại cây nhỏ, toàn thân và quả có lông mềm và tinh dầu thơm. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Cây đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh ngoài da.