Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Trúc
    Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Hai Vai
    Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.

    Lèn Hai Vai

    Lèn Hai Vai

  4. Sông Bùng
    Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Sông Bùng

    Vẻ đẹp sông Bùng

  5. Chắc
    Nhau (phương ngữ Quảng Bình). Đánh chắc nghĩa là đánh nhau. Một chắc hoặc riêng chắc nghĩa là một mình.

    Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:
    Dân chúng cầm tay lắc lắc:
    “Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!”

    (Nhớ - Hồng Nguyên)

  6. Núi Đá Bia
    Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.

    Núi Đá Bia

    Núi Đá Bia

  7. Núi Bà
    Một dãy núi nằm địa phận huyện Phù Cát, phía Nam đầm Đạm Thủy, Bình Định, gồm trên sáu mươi ngọn cao thấp khác nhau, nổi bật là hòn Hang Rái ở phía đông bắc, hòn Hèo ở phía Đông - Nam và đỉnh cao nhất, tới gần 900 m, là hòn Chuông (Chung Sơn) ở phía Tây. Nếu nhìn toàn cảnh núi Bà thì thấy vùng quanh hòn Chuông tương đối bằng phẳng, giống như một cái chiêng đồng úp sấp mà núm chiêng chính là hòn Chuông. Có lẽ bởi dáng núi như vậy mà người ta đã đặt tên chữ cho núi Bà là Phô Chinh Đại Sơn (nghĩa là núi lớn bày chiêng). Núi Bà là một danh thắng của tỉnh Bình Định.

    Núi Bà

    Núi Bà

  8. Tháng ba và tháng bảy, tháng tám là hai thời kì giáp hạt trong năm.
  9. Mâm xà
    Loại mâm thờ chân cao, không có nắp.
  10. Bình hương
    Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.

    Bát hương và cặp lọ trang trí

    Bát hương và cặp lọ trang trí

  11. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  12. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  13. Độ chầy
    Lần hồi qua ngày. Như độ nhật.
  14. Có bản chép: Trách ai tham giấy.
  15. Quán Sở lầu Tần
    Quán Sở: Nơi vua Sở Tương Vương nằm mộng được chung chăn gối với tiên nữ ở núi Vu Sơn. Lầu Tần: Ngôi lầu do vua Tần Mục Công dựng lên để rước Tiêu Sử về dạy thổi sáo cho công chúa Lộng Ngọc, về sau hai người yêu rồi lấy nhau. Quán Sở lầu Tần do đó chỉ nơi hò hẹn tình tự của đôi trai gái yêu nhau.

    Hương đèn khuya sớm độ thân
    Biết đâu quán Sở lầu Tần viển vông
    (Truyện Phan Trần)

  16. Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ
    Có duyên với nhau thì xa xôi cách trở mấy cũng có thể gặp nhau.

    Nghe bài dân ca Hữu duyên thiên lí ngộ.

  17. Trượng
    Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
  18. Ba đào
    Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
  19. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  20. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  21. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Truông Nu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Truông Nu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  23. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  24. Trà Linh
    Một địa danh nay là xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
  25. Săn sắt
    Còn gọi là cá thia lia hoăc cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân hình rất nhỏ nhưng rất phàm ăn.

    Cá cờ

    Cá cờ

  26. Kỳ Lộ
    Cũng gọi là sông Cái, một con sông lớn chảy qua tỉnh Phú Yên. Sông dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m tại giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy qua các huyện Đồng Xuân, Tuy An, đổ ra cửa biển Tiên Châu với một phân lưu đổ vào đầm Ô Loan. Các chi lưu của nó là Cà Tơn, suối Cối, Thác Dài. Đoạn chảy trên địa phận tỉnh Phú Yên dài 76 km. Phần thượng lưu của sông chảy giữa các dãy núi, nên hẹp, sâu và có độ dốc lớn. Mùa mưa trên sông hay có lũ. Do có đặc điểm như vậy, hàng ngàn năm những chân núi mà sông đi qua bị bào mòn tạo ra nhiều cảnh quang thiên nhiên đẹp và nên thơ. Tới hạ lưu, sông rộng hơn; hai bên bờ có nhiều bãi cát phẳng. Mùa hè nước sông trong veo tươi mát màu ngọc bích, có nơi nhìn thấy đáy sông.

    Sông Kỳ Lộ

    Sông Kỳ Lộ

  27. Có bản chép: Tìm.
  28. Thả lời bướm ong
    Tán tỉnh, chọc ghẹo.
  29. Cầu Nôm
    Tên một cái chợ ở đầu làng Nôm, xưa thuộc phủ Thuận Yên, trấn Kinh Bắc, nay thôn thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Làng có một cây cầu đá đã 200 tuổi, bắc qua sông Nguyệt Đức, tên là cầu Nôm, có lẽ là nguồn gốc của tên chợ, rồi tên làng. Dân làng ngày xưa có nghề buôn đồng nát.

    Cầu Nôm

    Cầu Nôm

  30. Nỏ mồm
    Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
  31. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  32. Chồn
    Mỏi, chán.
  33. Ba Đình
    Vùng đất gồm ba làng Mậu Thịnh, Mỹ Khê và Thượng Thọ thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Có tên gọi như thế vì ở mỗi làng có một cái đình, ở làng này có thể trông thấy mái đình của hai làng kia. Nơi đây từng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng làm thủ lĩnh vào cuối thế kỉ 19. Ba Đình có địa thế phòng thủ rất tốt, chung quanh có lũy tre dày phủ kín, nằm giữa một cánh đồng bao la trũng nước, từ đây có thể khống chế được quốc lộ 1, nơi yết hầu của giặc Pháp từ Bắc vào Trung.

    Bia di tích căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình

    Bia di tích căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình

  34. Đinh Công Tráng
    (1842 - 1887) Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ông quê làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, ông gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883. Sau khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại, ông rút về về Nghệ An, định gây dựng lại phong trào, nhưng không may hi sinh trong một trận đánh vào ngày 5/10/1887. Tướng Pháp Mason nhận định: "[Ông là] Người có trật tự, trọng kỉ luật, cương trực, hay nghiêm trị những thủ hạ quấy nhiễu dân; có chí nhẫn nại, biết mình biết người, không bao giờ hành binh cẩu thả, giỏi lập trận thế."