Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đánh khăng
    Miền Nam gọi là đánh trỏng, một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Dụng cụ chỉ gồm hai thanh gỗ hình trụ, gọi là cái và con (có nơi gọi là gà mẹ, gà con). Đánh khăng là trò chơi tập thể, thường được chơi trên bãi đất trống và có nhiều kĩ thuật đánh khác nhau. Đọc thêm.

    Đánh khăng

    Đánh khăng

  2. Ăn như đánh khăng vào mồm
    Chê thói gắp thẳng thức ăn từ dĩa cho vào mồm thay vì cho vào bát trước.
  3. Câu hát này có những cặp từ Hán-Việt (giăng/trăng-nguyệt, gió-phong, sao-tinh), tương truyền là của bà Võ Thị Nhẫn (1885 - 1958), tục gọi là cô Nhẫn, một nghệ nhân hát ví dặm có tiếng ở Nghệ Tĩnh ngày trước, đặt ra.
  4. Gà cồ
    Gà trống lớn.
  5. Hạt tấm
    Mảnh vỡ từ hạt gạo.
  6. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  7. Hồ lơ
    Hồ quần áo với nước có pha phẩm xanh loãng cho đẹp hơn. là màu xanh nhạt (từ tiếng Pháp bleu).
  8. Trứng sáo
    Màu xanh da trời rất nhạt, như màu vỏ trứng chim sáo.

    Trứng sáo

    Trứng sáo

  9. Bánh giầy
    Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.

    Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.

    Bánh giầy

    Bánh giầy

  10. Chuốt ngót
    Nói tốt, nói hay nhằm giới thiệu, quảng cáo (từ cũ).

    "Đến việc nói, thì không nói có, có nói không, muốn hại ai thì đặt đủ điều để vu cáo, muốn bưng bợ ai thì hòn chì cũng chuốt ngót cho thành bạc trắng đồng đen. Cụ Nguyễn Công Trứ có câu:

    Lúc ghét dệt thêu ngay hóa vẹo,
    Khi thương tô điểm méo nên tròn.

    Thật là dễ sợ!"
    (Những tấm gương xưa - Quách Tấn)

  11. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  12. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  13. Bừa
    Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.

    Đi bừa ruộng với chiếc bừa

    Bừa ruộng

  14. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  15. Câu ca dao lưu truyền ở Bến Tre. Tỉnh gồm 3 dải đất cù lao hợp thành, kênh, rạch dày đặc nên người dân ở đây phải làm rất nhiều cầu khỉ.
  16. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  17. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  18. Ba trăng
    Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
  19. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  20. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  21. Hèn lâu
    Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Bâu
    Cổ áo.
  24. Bá tòng
    Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.