Đi cấy thì gốc chổng lên
Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng
Ngẫu nhiên
-
-
Nước cực phải vớ lấy anh
Nước cực phải vớ lấy anh
Rau lang chấm muối, ngon lành nỗi chi! -
Mẹ còn chẳng biết là may
Mẹ còn chẳng biết là may
Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con -
Tàu seo nước giá như đồng
-
Áo đen nẫu dị áo đen
-
Bạn nghèo thuở trước chớ quên
-
Người nào mặt láng da ngà
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng -
Bậu dừng lên xuống đèo bòng
-
Cái kiến mày kiện củ khoai
-
Thân em đi lấy chồng chung
-
Trăng kia ai gọt nên tròn
Trăng kia ai gọt nên tròn
Nước kia ai gánh giẫm mòn bờ sông? -
Mặt dày cũng thể con người
-
Ăn cơm thịt gà thì lo ngay ngáy
-
Đôi ta như đôi đũa mới so
Đôi ta như đôi đũa mới so
Nằm chung một chỗ còn lo nỗi gì -
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Chị em giúp của, ông trời định đôi. -
Vợ với chồng như hồng với cốm
-
Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào
Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào
-
Giữa trưa đói bụng thèm cơm
Dị bản
Trưa trưa thấy đói thèm cơm
Ngó đùi em vợ tưởng tôm kho tàu
-
Xấu hổ lấy rổ mà che
Xấu hổ lấy rổ mà che
-
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây
Chú thích
-
- Tàu seo
- Một dụng cụ làm giấy dó, chỉ chỗ đựng nước có pha chất keo thật loãng. Người thợ thủ công dùng một cái liềm - một thứ lưới nhỏ mắt đan bằng nứa đặt vào một khuôn gỗ - đem khuôn láng nước bột dó rồi nhúng vào tàu seo, chao đi chao lại cho thành hình tờ giấy.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Dị
- Chê bai, xa lánh (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Về ý nghĩa câu ca dao này, xin xem chú thích tao khang.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Bung xung
- Vật để đỡ tên đạn khi ra trận ngày xưa; thường dùng để ví người bị lợi dụng hoặc chịu đỡ đòn thay cho người khác.
-
- Me
- Từ tiếng Pháp mère, nghĩa gốc là "mẹ," ở ta được dùng để chỉ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Tây, nhất là vào thời Pháp thuộc. Cách gọi này có ý dè bỉu.
-
- Mắm cáy
- Mắm làm từ con cáy, loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông. Mắm cáy được xem là mắm bình dân, thuộc hạng xoàng trong các loại mắm ở vùng biển, thường chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Kho tàu
- Cách kho thức ăn (thịt, cá, tôm) theo kiểu người Tàu: kho với nước dừa, vị hơi ngọt, nước có màu đỏ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một cách giải thích khác về tên gọi: "Thịt kho tàu không phải là món ăn của người…Tầu.
Đúng ra là “tàu”. Tàu đây hiểu theo người Nam ở miệt dưới như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ.
Tàu nghĩa là…“lạt”.
Và kho tàu là kho lạt lạt chứ không phải là kho mặn.
Tàu chứ không phải là…Tầu hay kho theo Tầu. Vì bên Tầu lạnh nên không có dừa để có
nước dừa tươi chêm vào nồi thịt kho tàu."
-
- Tư Nghĩa
- Tên một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Huyện Tư Nghĩa nổi tiếng với hai trong mười hai cảnh đẹp Quảng Ngãi là Cổ Luỹ cô thôn và La Hà thạch trận. Phố cổ Thu Xà trước đây cũng là một thương cảng lớn của miền Trung và sầm uất chỉ sau thương cảng Hội An của Quảng Nam.
-
- Đại Cổ Lũy
- Gọi tắt là cửa Đại, một cửa sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển. Tại đây trước kia có thành Cổ Lũy, một tiền đồn gồm ba thành liên kết nhau nhằm ngăn thuyền bè tiến vào cửa sông. Hiện nay di tích này không còn nữa.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Hòn Sụp
- Một đảo đá nhỏ gần cửa biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Dương
- Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.