Lúa gạo ruộng cạn bấp bênh
Giao lưu hàng hoá làm nên Bến Đường
Ngẫu nhiên
-
-
Tru một mà cột cơn đa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn già ăn với cà kheo
-
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng -
Bao giờ núi Ấn hết tranh
-
Thân em như gốm Thanh Hà
-
Tới giờ còn ngủ chì ì
Tới giờ còn ngủ chì ì
Mặt trời đã mọc, chưa đi ra cày -
Em về em lại ra ngay
Em về em lại ra ngay
Chàng đừng tưởng gió trông mây mà phiền -
Thằn lằn chắc lưỡi giao canh
-
Cây đa cũ, bến đò xưa
-
Dại như vích
-
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất
Dị bản
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, trầu miếng
-
Thương chi bằng nỗi thương con
-
Nhà giàu ngồi mát bát vàng
Nhà giàu ngồi mát bát vàng
Nàng tham chốn ấy anh sang làm gì
Xưa kia nói nói thề thề
Cá trê chui ống lọt về giếng khơi
Mới hay lấy vợ trên đời
Chẳng tại trời, tại không tiền nằm không
Dù em nên vợ nên chồng
Con bế con bồng nghĩ lại duyên xưa
Trời có mây mà chẳng có mưa
Sao em lại nỡ đong đưa với tình?
Mới hay duyên nợ ba sinh
Nhà giàu cướp cả cái tình đôi ta
Anh chẳng trách mẹ trách cha
Trách đời chênh lệch hóa ra thế này! -
Những người má đỏ hồng hồng
-
Lý Sơn đồng trước đồng sau
-
Cá sầu ai cá chẳng quạt đuôi
Cá sầu ai cá chẳng quạt đuôi
Như lan sầu huệ, như tôi sầu chồng -
Ai về tôi hỏi đôi câu
Ai về tôi hỏi đôi câu
Thôn trang tan nát vì đâu hỡi người
Nhà ngang ai đốt mấy mươi
Tóc tang ai tính mấy người chết oan
Bao vây ai đốt chợ làng
Đò ngang ai bắn máu loang đỏ đường? -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tai nghe súng nổ cái đùng
-
Đũa bếp có đôi, chìa vôi có bạn
Chú thích
-
- Bến Đường
- Một bến sông thuộc làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng Bảo An trước có nghề nấu đường, ghe thuyền thường ra vào tấp nập ở bến sông này để mua đường, từ đó hình thành tên gọi Bến Đường.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Cơn
- Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Kẹ
- Bờ ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Bàn Thạch
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn. Tại đây có nghề truyền thống là làm chiếu cói.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Con bóng
- Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
-
- Dại như vích
- Câu thành ngữ này được cho bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian: Có con vích nằm trên bờ biển. Một người bắt ngao đi ngang qua, quăng dây thòng lọng thít chặt vào chân vích kéo vào đất liền. Vích cố sức co lại kéo tuột dây, trốn xuống nước. Hôm sau người bắt ngao lại rình quăng được dây thít chặt lấy chân vích và lần này hết sức kéo vích ra biển. Vích vẫn có hết sức co ngược lại như lần trước, vì thế mỗi lúc một lùi sâu vào đất liền và bị tóm.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Lý Sơn
- Địa danh nay là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một cụm đảo gồm Lý Sơn (tên dân gian là cù lao Ré), hòn Bé (cù lao Bờ Bãi) nằm ở phía Bắc, và hòn Mù Cu ở phía Đông. Trong số ba đảo này thì cù lao Ré là đảo lớn nhất. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì xưa kia dân đảo này dùng nhiều dây ré dùng để buộc đồ rất dai và bền chắc. Đại Nam nhất thống chí chép: “Cù Lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về hướng Đông, xung quanh núi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường Vĩnh An và An Hải ở tại đây. Phía Đông Bắc có động, trên động có chùa mấy gian, có giếng đá, bên hữu động có giếng nước trong veo, chung quanh cây cối xanh tươi...”.
Đây là một địa điểm du lịch rất đẹp, đồng thời nổi tiếng với đặc sản gỏi tỏi, được mệnh danh là "vương quốc tỏi."
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Đũa bếp
- Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Đồng chạng
- Cùng lứa, cùng tuổi (phương ngữ Nam Bộ). Chạng là cách đọc trại của trượng.