Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rui
    Thanh tre hoặc gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh đặt dọc (gọi là thanh mè).

    Rui mè

    Rui mè

  2. Thanh tre, nứa hoặc gỗ nhỏ và dại được đặt dọc trên mái nhà để đỡ và buộc những tấm lợp hoặc ngói bên trên.

    Rui mè

    Rui mè

  3. Chùa Thầy
    Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.

    Phong cảnh chùa Thầy

    Phong cảnh chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

  4. Khánh
    Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.

    Cái khánh

    Cái khánh

  5. Rẫy
    Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
  6. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Gạo tám xoan
    Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu

  8. Đồng điếu
    Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).

    Tiền Cảnh Hưng bằng vàng (trái) và đồng đỏ

    Tiền Cảnh Hưng bằng vàng (trái) và đồng đỏ

  9. Nhời
    Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
  10. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  11. Hoan hùy
    Hoan hỉ, vui mừng (từ cũ).
  12. Tái lai
    Trở lại lần nữa (từ Hán Việt).
  13. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  14. Thanh trà
    Một loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả thanh trà có vị ngọt hoặc chua tùy theo loại, nhưng đều có hột to, vỏ màu vàng ruộm, mùi thơm thanh thanh như xoài. Cần phân biệt thanh trà Nam Bộ với thanh trà xứ Huế.

    Thanh trà miền Nam

    Thanh trà miền Nam

  15. Cá măng
    Còn gọi là cá măng sữa, cá măng biển, cá chua, một loài cá có nhiều ở phía đông vịnh Bắc Bộ và vùng biển Trung Bộ. Cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt. Cá măng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh cá măng chua, cá măng nấu lá giang, chả cá, v.v.

    Cá măng

    Cá măng

  16. Cá mè.
  17. Gà tây
    Còn gọi là gà lôi, một loại gà lớn có nguồn gốc châu Mỹ, có lông đen hoặc lốm đốm hoặc trắng, thịt thơm ngon, giàu protein.

    Gà tây

    Gà tây

  18. Tiện
    Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
  19. Mía mưng
    Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
  20. Ngoải
    Ngoài đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  22. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  23. Vừng
    Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Nhật nguyệt
    Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.

    Mai sau dầu đến thế nào,
    Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần

    (Truyện Kiều)

  25. Thúng
    Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.

    Cái thúng

    Cái thúng

  26. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  27. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  28. Tràng
    Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
  29. Trung Trinh
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía nam thôn giáp thôn Lệ Uyên (trong địa bạ là Suối Tre), phía bắc giáp Đèo Nại, phía tây có núi Ông Định cao độ 305 m, thấp nhất trong vùng, chạy dài theo hướng bắc nam. Phía đông có dãy núi khởi đầu từ hướng bắc chạy về nam đến cuối phình to ra như hình một cái chài mà chóp là hướng bắc. Núi này có tên là Hòn Giông còn gọi là núi Đá, bìa núi là ranh giới giữa hai thôn Lệ Uyên và Trung Trinh.
  30. Đá Tượng
    Tên một xóm đầu thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía Đông giáp Vũng Mắm (Phú Mỹ), phía tây giáp Trung Trinh, phía nam giáp vịnh Xuân Đài. Dân cư ở đây có chừng một trăm hộ. Tại đây có nhiều tảng đá lớn sắp xếp lộn xộn, vì thế có tên là Đá Tượng. Dân ở vùng này đa số làm nghề biển, có nuôi tôm hùm bằng lồng sắt dưới lòng vịnh sâu, một số làm nghề muối và nghề nông. Dọc làng Đá Tượng có nhiều lăng Ông Nam Hải.
  31. Bãi Đồng
    Một địa danh thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
  32. Giỏ cá
    Đồ đựng cá được đan bằng tre, giữa hơi thắt lại, trong miệng có hom để cá không chui ra ngoài được.

    Giỏ cá

    Giỏ cá

  33. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  34. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.